SỒI SIM
SỒI SIM
Quercus glauca
Thunb., 1784
Quercus
myrsinifolia
Blume, 1850
Cyclobalanopsis glauca
(Thunb.) Oerst., 1866
Cyclobalanopsis myrsinifolia
(Blume) Oerst., 1873
Quercus
tranninhensis
Hickel & A. Camus, 1921
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ: Giẻ Fagales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây
gỗ nhỏ hoặc trung bình, thường xanh, cao 10 - 20(25) m, đường kính 15 - 30(60)
cm. Cành non không có lông. Lá hình trứng hoặc hình mũi mác, cỡ 6 - 8(15) x 2 -
3(5) cm, nhẵn ở cả 2 mặt, chóp lá thành mũi nhọn, gốc lá hình nêm hay tù hơi
lệch; mép có răng cưa ở nửa ngọn; gân bên 10 - 14 đôi, song song và tận mép;
cuống lá dài 1 - 2,5(3,5) cm. Hoa cái mọc
đơn độc trên cành mang lá; vòi nhụy 3(4), rất ngắn (gần 1 mm), rời. Đấu
gần như không cuống, hình bán cầu hoặc hình nón ngược, cao 0,6 - 1 cm, đường
kính 1,5 - 2 cm, mặt ngoài có lông màu xám và 5 - 7(10) vòng đồng tâm với mép
nguyên hay hơi khía răng cưa; đấu cao bằng 1/3 hạch. Hạch (hạt) hình trứng hoặc
thuôn có mũi nhọn ở đỉnh, cao 1,5 - 2,5 cm, đường kính 0,7 - 1,2 cm.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa tháng 4,
có quả tháng 9 - 10. Cây trung tính nhưng hơi ưa sáng, thích đất mầu mỡ, ẩm và
giầu mùn, mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới mưa mùa, ở độ
cao 600 - 1000 m.
Phân bố:
Trong nước: Sơn
La (Cò Nòi), Gia Lai (An Khê), Ninh Thuận (Cà Ná).
Nước ngoài: Trung
Quốc (Vân Nam), Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia,.
Giá trị:
Gỗ cứng và nặng,
dùng trong xây dựng, làm cầu, làm tà vẹt, đóng tầu thuyền, dụng cụ thể thao, đồ
dùng gia đình.
Tình trạng:
Loài có khu phân
bố chia cắt; điểm cư trú ở Cà Ná (Ninh Thuận) rừng đã bị chặt phá nghiêm trọng.
Cây cho gỗ cứng và nặng, nên đã bị khai thác nhiều.
Phân hạng:
VU A1c,d.
Biện pháp bảo
vệ:
Không chặt đốn
những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 226.