CÁT SÂM
CÁT SÂM
Callerya speciosa (Champ.
ex Benth.) Schot, 1994
Millettia speciosa
Champ. ex Benth. 1852
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây bụi trườn, dài 1,5 - 3m, cành
non có lông màu nâu;
rễ củ nạc, vị ngọt mát. Lá kép lông chim, lẻ, có 7 - 17 lá chét; lá chét
hình thuôn, mũi giáo thuôn, cỡ 3 - 8 x 1 - 3cm, 2 mặt có lông tơ màu trắng. Cụm
hoa chùm, mọc ở đầu cành hay nách lá, dài 30cm, cuống hoa và đài đều có lông
nhung màu nâu. Hoa to,
mọc đơn độc trên đốt trục cụm hoa. Cánh hoa màu trắng, cánh cờ không có lông,
2 bên gốc có cục chai. Quả đậu, dẹp, dài 15cm, rộng 1,5cm, có lông nâu phủ dầy.
Hạt 3 - 6, hình trứng.
Sinh học, sinh thái:
Mùa ra hoa tháng 6 - 8, quả tháng 9
- 12. Mọc tự nhiên ven rừng, ven đồi, rừng
cây bụi. Cây ưa sáng, tái sinh hạt tốt
Phân bố:
Trong nước: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Quảng Ninh (Uông Bí), Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Nam (Ninh Thái).
Thế giới: Trung Quốc.
Giá trị:
Rễ củ được dùng làm thuốc có tác
dụng thông kinh hoạt lạc, bổ nhuận phế, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều
đờm, nhức đầu, sốt, bí tiểu tiện.
Tình trạng:
Khu cư trú bị thu hẹp do rừng thường
xuyên bị chặt phá, khai thác nhiều để làm thuốc có thể dẫn đến cạn kiệt.
Phân hạng:
VU
A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Đề nghị có biện pháp khai thác hợp
lý, đồng thời đưa vào trồng trọt để bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 191.