HOÈ BẮC BỘ
HOÈ BẮC BỘ
Sophora tonkinensis
Gagnep. 1914.
Sophora subprostrata
Chun & T. Chen, 1958.
Cephalostigmaton tonkinense
(Gagnep.) Yakóvl. 1970.
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây bụi nhỏ, cao 1 - 2 m, phân cành,
có lông. Lá kép lông chim lẻ, dài 10 - 20 cm, mỗi bên có 8 - 11 lá chét, cuống
ngắn 1 - 1,5 mm, có lông. Phiến lá chét hình trứng hoặc hình trứng tròn dài,
nhọn đầu, dài 1,5 - 2,5 cm, rộng 1 - 1,2 cm. Lá chét cuối cùng tương đối to hơn,
mặt trên có lông thưa, mặt dưới phủ nhiều lông màu xám. Cụm hoa hình bông giả ở
ngọn và đầu cành, dài tới 15 cm. Đài hình chuông, ít lông. Cánh hoa màu vàng
trắng. Bầu có lông. Quả đậu, dài 2 - 5 cm, chứa 3 - 5 hạt.
Sinh học và Sinh thái:
Mùa hoa từ tháng 5 - 7, quả chín từ
tháng 9 - 12. Tái sinh bằng hạt. Cây ưa sáng, chịu hạn gặp ở vùng núi đá vôi,
các sườn đồi khô cằn, ở độ cao tới 1000 m.
Phân bố:
Trong nước:
Hà Giang (Mèo Vạc), Cao Bằng (Hạ
Lang, Trùng Khánh), Quảng Ninh (các đảo), Ninh Bình (Nho Quan), Đà Nẵng (Sơn Trà).
Thế giới:
Trung Quốc (Vân Nam, Quý Châu, Quảng
Đông).
Giá trị:
Nguồn gen hiếm. Rễ làm thuốc chữa
sưng họng, sưng mộng răng, kiết lỵ, trị rắn cắn, trị ung thư.
Tình trạng:
Bị đe doạ do khu phân bố tuy rộng
nhưng bị chia cắt, khu cư trú thường bị xâm hại và bị chặt phá, khai thác.
Phân hạng:
VU B1+2e.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"bị đe doạ" (Bậc T). Khoanh nuôi khu bảo vệ ở các đảo Vịnh Hạ Long. Trồng giữ
giống và tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 197.