CÚC BẠC ĐẦU
CÚC BẠC ĐẦU
Vernonia bonapartei
Gagnep. 1919.
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ:
Cúc Asterales
Đặc điểm nhận dạng:
Dây
leo thân gỗ trườn, dài 2-3 m, thân hình trụ, cành non có lông mịn. Phiến lá
hình bầu dục, thuôn ở phía gốc, đỉnh nhọn, dài 7-15 cm, rộng 3,4-4,5 cm, có
tuyến trên 2 mặt, khi khô lá mặt trên mầu nâu, mặt dưới phủ lông tơ; gân phụ 7-8
đôi, cuống lá không có lông dài 4-7 mm. Cụm hoa đầu kép ở tận cùng cành nhánh
hoặc nách lá, dài 5-7 cm, gồm 4-5 cụm hoa hình trụ dài 1-1,5 cm, trên cuống dài
5-7 mm; lá bắc tổng bao rộng 10-13 mm, gồm những lá bắc dài 2-9 mm từ ngoài vào
trong hình bầu dục tới bầu dục thuôn dài, có tuyến và lông ở mặt lưng. Tất cả
đều là hoa lưỡng tính, tràng hình ống màu hồng nhạt, mặt ngoài có tuyến, đỉnh 5
thuỳ nhọn dài 2-3 mm; gốc
bao phấn có tai hình dải, đầu như cụt. Quả bế dài 2-3 mm, vỏ phủ lông thưa
mềm, có 5 cạnh, mào lông trên đỉnh quả màu trắng đục dài 0,8-1 cm.
Sinh học và sinh thái:
Mùa
hoa và
quả từ tháng 12-3 (năm sau). Tái sinh bằng hạt, phát tán nhờ mào lông trên
đỉnh quả. Mọc ven
rừng thưa và rừng cây bụi thứ sinh trên núi đất, ở độ cao 50-500 m.
Phân bố:
Trong nước:
Lạng Sơn (Cai Kinh, Chi Lăng, Hữu
Lũng), Bắc Giang (Lạng Giang), Hải Dương (Chí Linh), Ninh Bình (Cúc Phương).
Thế giới:
Chưa biết.
Giá trị:
Nguồn gen độc đáo, thuộc
loại cây tiên phong trên đất trống trong quá trình tái sinh rừng.
Tình trạng:
Các điểm phân bố rải rác và chia cắt.
Nơi sống sát với khu dân cư nên luôn bị chặt phá lấy đất để trồng hoa mầu, cây
lương thực nên dễ lâm vào tình trạng bị đe dọa cao.
Phân hạng:
VU
A1a,c, B1+2a,b,c.
Biện pháp bảo vệ:
Đề nghị nên khoanh bảo vệ một diện
tích cần thiết ở một địa điểm còn rừng, hoặc gây trồng ở rừng di tích lịch sử
Chí Linh, Vườn quốc gia Tam Đảo, Ba Vì, ở độ cao dưới 500 m. Thu thập về trồng
tại các vườn thực vật.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam - phần thực vật – trang 120.