SĂNG ĐÀO
SĂNG ĐÀO
Hopea ferrea
Laness., 1886
Balanocarpus
anomalus
King, 1893
Hopea anomala
(King) Foxw., 1927
Họ:
Dầu Dipterocarpaceae
Bộ:
Bông Malvaceae
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn,
thường xanh, cao 20 - 35 m, đường kính 80 cm hay hơn; thân thẳng, hình trụ, tán
hình cầu; vỏ màu xám hay nâu rỉ sắt, nứt dọc sâu. Lá đơn, hình trứng, đỉnh nhọn,
gốc tròn, nhắn ở hai mặt, dài 4 - 6 cm, rộng 2 - 4 cm;
lá kèm sớm rụng. Cụm
hoa hình chuỳ, mọc ở đỉnh cành. Hoa mầu trắng. Quả hình trụ nhỏ, màu nâu sẫm hay
đen, dài 8 - 12 mm, rộng 3 - 5 mm, có 5 cánh, trong đó 3 cánh ngoài nhỏ hơn và
có lông; 2 cánh
trong lớn hơn, dài 30 - 38 mm, đỉnh tròn, gốc thon và có 7 gân song song.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa quả tháng 3 -
4. Cây mọc trong rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao dưới 700 m. Loài thực vật
thuộc
Họ Dầu Dipterocarpaceae này thường mọc lẫn với Gụ mật, Dầu trà beng, Vối thuốc, Chiêu liêu,
đôi khi tạo thành các đám
rừng thuần loại.
Phân bố:
Trong nước:
Gia
Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang.
Thế giới:
Mianma, Thái
Lan, Lào, Campuchia, Malaixia.
Giá trị:
Cây cho gỗ rất
cứng, có giác lõi phân biệt, thớ mịn, dễ bị nứt khi khô. Gỗ được dùng trong xây
dựng và đóng đồ gia dụng. Thân có nhựa màu vàng, thơm.
Tình trạng:
Do cây cho gỗ tốt
nên đang bị khai thác mạnh. Nơi cư trú ở nhiều điểm như Cheo Reo (Gia Lai), Cà
Ná (Ninh Thuận), Biên Hoà (Đồng Nai)... đã bị xâm hại nặng nề. Hiện có lẽ chỉ
còn ở Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) là còn nhiều cây Săng đào.
Phân hạng:
EN A1c,d + 2c,d, B1 + 2c,d,e
Biện pháp bảo vệ:
Cần tích cực bảo
vệ rừng Săng đào trên núi Yok Đôn,
Vườn Quốc gia Yok Đôn
để giữ giống, lấy hạt và phát triển trồng Săng đào sau này.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 171.