Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cúc hoa râu
Tên Latin: Tricholepis karensium
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ: Cúc Asterales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HOA RÂU

CÚC HOA RÂU

Tricholepis karensium Kurz, 1872

Họ: Cúc Asteraceae

Bộ: Cúc Asterales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ lâu năm, thân cao 0,8 - 1,2 m, thẳng đứng, ít phân nhánh, có gờ dọc và phủ lông xù xì; phiến lá hình mũi mác, dài 8 cm, rộng 2 cm,, đỉnh nhọn, thót lại ở gốc, không cuống, mép có răng cưa, có lông ngắn trên 2 mặt; gân phụ 7 - 8 đôi. Cụm hoa đầu lớn, dài 4 - 5 cm, đường kính 3 - 4 cm, thường mỗi cành có 1 - 3 cụm hoa; cuống cụm hoa dài 2 - 4 cm; lá bắc tổng bao dạng sợi, lá bắc phía trong dài hơn, phủ lông mặt lưng và mép, lá bắc dài 3 - 25 mm; mỗi cụm hoa gồm nhiều hoa mầu tím hồng, tất cả tràng hình ống; tràng dài 20 mm, ống tràng dài 8 mm, đỉnh xẻ 5 thuỳ sâu hình dải dài 11 - 12 mm, nhọn và có lông. Nhị 5; bao phấn dài 9 mm, có tai ngắn 0,5 mm; nhánh vòi nhuỵ hình dải, đỉnh nhọn, có vòng lông ở dưới nhánh. Quả bế nhẵn, vỏ có 4 - 5 gờ, mào lông trên đỉnh quả là lông tơ dạng lông chim, hàng ngoài dài 3 - 5 mm, hàng trong dài 20 mm.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa và quả từ tháng 10 - 12. Tái sinh bằng hạt, phát tán nhờ mào lông trên đỉnh quả. Mọc ở các trảng cỏ ẩm chân núi có tầng đất dầy, nơi độ cao 800 - 1200 m.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Mường Tè), Lào Cai, Sơn La (Mộc Châu).

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc, Nêpan, Myanmar, Thái lan.

Giá trị:

Nguồn gen độc đáo, loài có hoa to, mầu sắc đẹp, có thể trồng làm cảnh.

Tình trạng:

Phân bố hẹp; hiện mới gặp ở 2 điểm tại Sơn La và Lai Châu. Môi trường sống thường xuyên bị xâm hại, do chăn thả gia súc; vì thế loài này cũng rất dễ gặp rủi ro.

Phân hạng: EN A1a,c, B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Cần có kế hoạch khoanh bảo vệ điểm phân bố ở vùng Mộc Châu (Sơn La). Thu thập hạt hoặc cây con về gieo trồng tại các vườn thực vật với mục đích bảo tồn. Khuyến khích người dân trồng làm cảnh.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 119.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cúc hoa râu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này