QUA LÂU
QUA LÂU
Trichosanthes
kirilowii
Maxim. 1859.
Trichosanthes obtusiloba
C. Y. Wu, C. Y. Cheng & Yueh, 1974.
Họ: Bầu bí Cucurbitaceae
Bộ:
Bầu bí Cucurbitales
Đặc điểm nhận dạng:
Dây leo cỏ nhiều năm, dài 3 - 10 m;
rễ củ mầu trắng có tinh bột, dài tới 15 - 20 cm; rãnh dọc theo thân, tua cuốn 3
- 5. Lá mọc so le; phiến dài 5 - 14 cm, rộng 3 - 5 cm, xẻ 3 - 5 thuỳ, thường gặp
5. Lá dầy, dai, mặt trên sờ nháp; cuống dài 3 - 4 cm; thân và cuống lá có bì
khổng trắng. Hoa đơn tính, khác gốc; cụm hoa đực dài 15 - 18 cm, hoa tập trung ở
phía đỉnh, lá bắc to, có răng; tràng to rộng 7 cm, màu trắng, phần ống tràng dài
3,5 - 4 cm, cánh hoa dài 2,5 cm; nhị 3; hoa cái mọc đơn độc có cuống dài 3 cm;
bầu hình trứng có lông; vòi nhuỵ không vượt ra ngoài ống tràng, núm nhuỵ 3 hình
dải. Quả mọng tròn, đường kính 8 - 10 cm, khi chín mầu vàng cam, hạt nhiều, tròn
dẹt, dài 11 - 16 mm, rộng 7 - 12 mm, lớp vỏ lụa màu vàng xanh bao bên ngoài.
Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 6 - 8, có quả tháng 9
- 10. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Thường mọc ở ven rừng thưa hoặc rừng
cây bụi trên đất pha cát, ở độ cao tới 300 m.
Phân bố:
Trong nước: Thanh Hoá (Thạch Thành),
Ninh Thuận (Ninh Sơn, Ninh Phước), Bình Thuận (Tánh Linh).
Thế giới: Trung Quốc, Lào.
Giá trị:
Hạt và rễ dùng làm thuốc: hạt chữa
sốt, ho, thổ huyết; rễ chữa tiểu đường và ung thư. Rễ được chế biến có tên vị
thuốc là Thiên hoa phấn.
Tình trạng:
Phân bố rải rác, không tạo thành
quần thể lớn. Môi trường sống ở ven rừng, thường xuyên bị xâm hại. Ngoài ra còn
bị khai thác để làm thuốc.
Phân hạng: VU
A1c,d, B1+2c
Biện pháp bảo vệ:
Cần đi sâu điều tra xác định một
vùng có cây mọc tương đối tập trung (như ở Ninh Thuận), khoanh để bảo vệ. Thu
thập về trồng tại các vườn thuốc và vườn thực vật.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 163