Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Chò đen
Tên Latin: Parashorea stellata
Họ: Dầu Dipterocarpaceae
Bộ: Bông Malvales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHÒ ĐEN

 CHÒ ĐEN

Parashorea stellata Kurz, 1870

Shorea stellata (Kurz) Dyer, 1875

Parashorea poilanei Tardieu, 1942

Họ: Dầu Dipterocarpaceae

Bộ: Bông Malvaceae

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn thường xanh, cao 30 - 35 m; thân thẳng hình trụ, đường kính 80 - 100 cm. Tán hình cầu, phân cành muộn (20 - 25 m). Vỏ màu nâu đen, nứt dọc, giống như vỏ của Sao đen. Cành cong, vặn, cành non mảnh, màu nâu hồng có lông hình sao, sau nhẵn. Lá hình bầu dục - thuôn, dài 15 cm, rộng 6 cm; khi già lá nhỏ hơn; gân bên 9 - 11 đôi, nổi rõ ở mặt dưới. Lá kèm cong, sớm rụng, dài 6 mm. Cụm hoa ở ngọn, dài 8 cm. Đài hơi bị lợp. Nhị 15, xếp thành 2 hàng. Quả 5 cánh, dài 8 - 9 cm, gần bằng nhau.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 4 - 6, quả tháng 8 - 10. Ưa ẩm và ưa nơi sáng. Mọc trên sườn núi đất feralit vàng, có tầng dày. Loài ưu thế ở tầng cao. Tái sinh rất tốt, hạt dễ nảy mầm, chịu bóng. Mọc ở độ cao 300 - 800 m.

Phân bố:

Trong nước: Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai.

Nước ngoài: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia.

Giá trị:

Gỗ màu hồng nhạt, tương đối nặng, dễ chẻ. Cấu trúc, đặc tính và công dụng của gỗ Chò đen gần với gỗ Sao đen nên được sử dụng trong xây dựng, đóng đồ đạc, tàu thuyền và là một trong những loài gỗ quý của Việt nam. Cây Chò đen còn cho loại nhựa đặc (chai cục) với số lượng lớn.

Tình trạng:

Do gỗ tốt và cho nhiều nhựa nên gỗ chò đen đã bị khai thác mạnh trong thời gian vừa qua. Diện tích rừng Chò đen cũng bị suy giảm nhiều do bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Phân hạng: VU A1,b,c +2b,c, B1+2a,b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Hiện nay Chò đen đã được bảo vệ tốt trong khu Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Cần nghiên cứu để đưa vào gieo trồng loài cây gỗ có nhiều giá trị này.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 176.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chò đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này