CÚC BẠC
CÚC BẠC
Monosis volkameriifolia
(DC.) H.Rob. & Skvarla, 2006
Cacalia
volkameriifolia
(DC.) Kuntze,1891
Gymnanthemum
volkameriifolium
(DC.) H.Rob.,1999
Punduana
volkameriifolia
(DC.) Steetz,
1864
Vernonia
volkameriifolia
DC., 1836
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ:
Cúc Asterales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ, cao 4
- 8 m, thân và nhánh hình trụ phủ lông dầy mịn. Phiến lá hình trái xoan, thuôn
dài ở phía gốc, dài 20 - 35 cm, rộng 9 - 15 cm, mặt trên lá không có lông, chỉ
có ở mặt dưới, mép răng cưa thưa; gân phụ nổi rõ 12 - 17 đôi ; cuống lá dài 12 -
18 mm cũng phủ lông. Cụm hoa đầu kép họp thành chuỳ ở tận cùng cành nhánh, phủ
lông mịn, mỗi nhánh mang những cụm hoa dài 7 - 10 cm; mỗi cụm hoa đầu hình trụ,
dài 1 - 1,2 cm, không cuống hoặc cuống rất ngắn; lá bắc tổng bao 3 - 4 lớp, cao
5 mm, những lá bắc ngắn ở ngoài, dài phía trong, hình bầu dục thuôn dài 3 - 6
mm. Tất cả hoa đều lưỡng tính, dạng ống, mầu hồng đào, dài 8 mm, phần ống dài 6
mm, không có lông, 5 thuỳ trên đỉnh nhọn, dài 2 mm; vòi nhuỵ dài hơn ống tràng,
tai ở gốc, bao phấn ngắn. Quả bế, dài 3 mm, vỏ quả có lông ngắn và 10 gờ, mào
lông trên đỉnh quả màu trắng nhạt, lớp ngoài ngắn, lớp trong dài 10 mm.
Sinh học và sinh
thái:
Mùa hoa và quả từ
tháng 2 - 6. Tái sinh bằng hạt, phát tán nhờ mào lông trên đỉnh quả. Mọc ở rừng
thưa và rừng cây bụi trên núi đất, khí hậu có 2 mùa khô và mưa rõ rệt, ở độ cao
700 - 1.000 m.
Phân bố:
Trong nước: Lai
Châu (Sìn Hồ), Điện Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Cam Đường, Bình Lư), Sơn La (Quỳnh
Nhai). Lâm Đồng (Đức Trọng)
Nước ngoài: Ấn
Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Đông Himalaya, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan.
Giá trị:
Được coi là hiếm
về giá trị nguồn gen, bởi dạng sống là cây thân gỗ trong Họ Cúc Asteraceae.
Tình trạng:
Sống ở rừng cây
bụi nhưng ít gặp, nơi cư trú rải rác và chia cắt. Nơi sống thường bị khai phá để
lấy đất trồng , cây tái sinh chậm dễ lâm vào tình trạng tuyệt chủng nếu không có
biện pháp bảo vệ triệt để.
Phân hạng: VU
A1a,c, B1+2c.
Biện pháp bảo vệ:
Nên giữ lại một
diện tích cần thiết khu rừng có loài này ở Lai Châu, Sơn La và Đức Trọng (Lâm
Đồng) nơi giao đất rừng cho người dân bảo vệ để không bị khai phá.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 121.