Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ba khía
Tên Latin: Lophopetalum wightianum
Họ: Dây gối Celastraceae
Bộ: Dây gối Celastrales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BA KHÍA

BA KHÍA

Lophopetalum wightianum Arn., 1839

Lophopetalum fimbriatum Wight, 1840

Euonymus fimbriatus (Wight) Baill. ex Laness. 1886

Lophopetalum wightianum var. macro - carpum Pierre, 1894

Họ: Dây gối Celastraceae

Bộ: Dây gối Celastrales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ trung bình, cao 15 - 20 m. Nhánh non màu đỏ. Lá hình thuôn đến hình bầu dục, dài tới 25 cm; gân bên 24 - 26 đôi, mảnh; cuống lá dài 1 - 1,5 cm. Cụm hoa xim, dài 5 - 8 cm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa có rìa ở mép. Có triền tuyến mật hình đĩa. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa 12 - 14 noãn. Quả nang dài 15 cm, có 3 khía cao.

Sinh học, sinh thái:

Mọc rải rác trong rừng hoặc ở vùng thường bị ngập nước. Cây ưa sáng, ưa ẩm, ít chịu hạn. Tái sinh chồi và ít thấy tái sinh hạt.

Phân bố:

Trong nước: Đắk Lắk, Lâm Đồng, đồng bằng Nam bộ.

Nước ngoài: Ấn Độ, Bangladesh, Borneo, Campuchia, Đông Himalaya, Lào, Malaya, Myanmar, Nepal, Sumatera, Thái Lan

Giá trị:

Cây cho gỗ dùng trong xây dựng, làm bàn máy khâu và đóng đồ dùng gia đình.

Tình trạng:

Ở Việt Nam mới chỉ gặp ở 3 điểm: Quảng Phú (Đắk Nông, Đắk Lắk), Đức Trọng (Lâm Đồng) và đồng bằng Nam bộ, nhưng ở điểm phân bố cuối cùng này nay đã hoàn toàn mất rừng và cũng không còn tìm thấy dấu vết của cây. Bản thân loài cũng bị khai thác lấy gỗ.

Phân hạng: VU A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố. Di thực một số cá thể về trồng ở Vườn thực vật hay Vườn quốc gia để bảo tồn nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 157.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ba khía

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này