SAO MẶT QUỶ
SAO MẶT QUỶ
Hopea mollisima
C.Y. Wu, 1957
Hopea chinensis
(Merr.) Hand.-Mazz., 1932
Shorea chinensis
Merr., 1922
Hopea
austroyunnanica
Y.K.Yang & J.K.Wu, 2002
Họ:
Dầu Dipterocarpaceae
Bộ:
Bông Malvaceae
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn, cao
tới 40 cm, đường kính 40 - 80 cm hay hơn. Gốc có
bạnh vè khá lớn.Vỏ màu nâu nhạt khi non,
khi già nâu xẫm và bong thành các mảnh, để lại các vết sẹo hình tròn, đồng
tâm.Cành non mảnh, có lông hình sao. Lá đơn, hình trứng thuôn hay hình
mác, dài 13 - 18 cm, rộng 3,5 - 4,5 cm (lá trung bình) hoặc dài 22 cm, rộng 8 cm
(lá lớn), hai mặt đều có lông hình sao; gân bên 8 - 14 đôi. Cụm
hoa chuỳ, chia nhánh nhiều, mọc ở nách các
lá phía đỉnh hay trên các sẹo lá. Hoa nhỏ. Lá đài 5. Cánh hoa 5, màu hồng, phía
ngoài có lông. Nhị 10. Bầu nhẵn. Quả hình cầu, đường kính 0,9 cm,
2 cánh phát triển dài 9 - 10 cm, rộng 2,5 -
3,5 cm, với 10 - 14 đôi gân song song.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 6
- 9, mùa quả tháng 3 - 4 (năm sau). Cây mọc trong các rừng nhiệt đới, kín,
ẩm, thường xanh, ở độ cao 100 - 1.100 m, nhưng tập trung nhất ở 400 - 800 m, tạo
thành các khu rừng ưu thế Sao mặt quỉ hoặc gần thuần loại. Thường mọc cùng với
Táu muối Vatica diospyroides, Chắp
trơn Beilschmiedia laevis, Lim Erythrophleum fordii, Vàng
tâm Manglietia dandyi.
Cây ưa đất ẩm, sâu dày nhưng thoát nước.
Tái sinh dưới tán cây mẹ rất tốt, nhưng nếu không mở sáng kịp thời thì cây mạ sẽ
bị chết hàng loạt.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai, Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Nước ngoài: Nam
Trung Quốc.
Giá trị:
Gỗ cứng, nặng, ít
bị mối mọt, nhưng dễ bị nứt nên dùng làm cột, tà vẹt, cầu. Cũng dùng đóng đồ,
hàng gia dụng.
Tình trạng:
Do gỗ quý, nên
cây bị khai thác nhiều, môi trường sống cũng đang bị suy giảm. Cần tích cực bảo
vệ các cá thể Sao mặt quỉ còn sót lại ở nước ta.
Phân hạng:
VU
A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được bảo vệ
trong Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Bến En (Thanh Hóa).
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - rang 174.