LÒNG MỨC KONTUM
LÒNG MỨC KONTUM
Wrightia kontumensis
Ly, 1985
Wrightia dubia
(Sims) Spreng., 1824
Cameraria dubia
Sims , 1814
Scleranthera
dubia
(Sims) Pichon, 1951
Wrightia
cambodiensis
Pierre ex Pit., 1933
Họ: Trúc đào Apocynaceae
Bộ:
Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây nhỡ, cành
nhẵn, rất ít bì khổng. Lá mọc đối, dài (7) 9 - 14 (17) cm, rộng 2,5 - 4,5 cm,
dạng gần hình mác, chóp nhọn, thu hẹp thành mũi nhọn ngắn, góc tù hay gần nhọn,
mép lá đôi khi gợn sóng, có lông rất ngắn cả 2 mặt; gân bên 10 - 13(15) đôi,
chếch so với trục gân chính và uốn cong gần mép, nổi rõ ở mặt dưới, lõm ở mặt
trên, chạy ra sát mép và nối với nhau rất mờ ở mép, gân bên cấp II hình mạng
lưới, rõ ở mặt dưới, mặt trên mờ, hệ gân mảnh khảnh. Cuống lá dài 4 - 6 mm, gần
nhẵn. Cụm hoa ở đầu cành, kiểu xim 2 ngả ít hoa. Cuống chính cụm hoa dài 3 - 7
mm, nhẵn. Lá bắc dài 1,2 - 1,6 mm, rộng 1 - 1,2 mm dạng tam giác dài, nhẵn cả 2
mặt.
Cuống hoa dài 7 -
9 (10) mm, nhẵn. Lá đài dài 3 - 3,5 mm, rộng 2mm, dạng tam giác dài, nhẵn, mép
có lông thưa, góc đài có nhiều tuyến to, số lượng không xác định. ống tràng dài
10 mm, đường kính 6 mm, họng tràng có 10 vảy nhẵn, mỗi vảy xẻ 2 thuỳ, mặt trong
ống tràng và họng tràng nhẵn, mặt ngoài nhẵn. Cánh tràng dài 20 mm, rộng 8 - 9
mm, phủ nhau trái, mặt ngoài có lông rất ngắn và thưa, mặt trong nhẵn, dạng hình
mác nhọn đầu. Nhị đính ở đáy ống tràng, chỉ nhị dài 2 mm, nhẵn; bao phấn dài 5 -
5,5 mm nằm sâu trong ống tràng, không thò ra ngoài, dạng mũi mác, mặt lưng có
lông dày, mặt bụng có lông ở chỗ nửa dưới, đáy kéo dài thành 2 càng bất thụ dài.
Không có đĩa. Bầu gồm 2 lá noãn rõ, cao 1,5 mm, nhẵn, vòi nhuỵ rất ngắn và nhẵn,
đầu nhụy hình nón dài, nhẵn, đầu chẻ đôi.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc trong các khu
rừng thường xanh núi cao còn tốt. Cây ưa sáng, lúc nhỏ ưa bóng, ưa độ ẩm cao. Ra
hoa tháng 5.
Phân bố:
Trong nước: Mới
thấy ở cao nguyên nước ta Gia Lai, Kontum.
Thế giới:
Campuchia, Lào, Malaya, Thái Lan.
Giá trị:
Loài đặc hữu và
nguồn gen quý hiếm của Việt Nam. Gỗ làm trụ.
Tình trạng:
Rừng bị phá, khai
thác gỗ làm guốc và các đồ mỹ nghệ, làm thu hẹp nơi cư trú và giảm số lượng cá
thể.
Phân hạng: EN
A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Ngăn chặn nạn phá
rừng, khai thác hợp lý, khoanh vùng bảo vệ loài.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 79.