CÚC HỒNG ĐÀO
CÚC HỒNG ĐÀO
Camchaya eberhardtii
(Gagnep.)
Kitam., 1968
Idocephala eberhardtii
Gagnep. 1920
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ:
Cúc Asterales
Đặc điểm nhận dạng:
Cỏ lâu năm, dạng leo trườn, dài 4
- 6
m, trên thân phủ lông ngắn.
Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, dài 3 - 5 cm, rộng 1,2
- 2 cm, 2 mặt đều phủ
lông, viền mép răng cưa tù, mỗi bên 5 - 6 răng; cuống lá dài 3
- 5 mm, gân phụ 6 - 7 đôi.
Cụm hoa đầu đơn độc trên cuống, dài 2
- 4 cm, ở nách lá hay tận cùng; lá bắc
tổng bao 3 - 4 hàng, dạng bầu dục, dài 3 - 5 mm, đỉnh nhọn, 2 mặt có lông tuyến và
lông mềm. Tất cả hoa trong cụm
hoa lưỡng tính đều dạng ống, mầu lam nhạt, mặt ngoài ống tràng có tuyến,
phía đỉnh của tràng xẻ 5 thuỳ hình tam giác thuôn; bao phấn 4
- 5, đỉnh gần hình
tam giác, gốc có tai dạng sợi. Bầu có tuyến, đỉnh vòi nhuỵ xẻ 2, trên có lông
ngắn. Quả bế dài 2 mm, gần hình trụ, trên phình to, thót ở đáy, vỏ mặt ngoài có
10 gờ nổi và có tuyến, đỉnh quả không có mào lông.
Sinh học, sinh thái:
Mọc ở ven rừng thưa xen lẫn với các loài cây bụi, nơi khí hậu cao nguyên có
2 mùa khô và mưa rõ rệt, ở độ cao 800 - 1800 m. Mùa hoa quả tháng 3 - 5. Tái sinh bằng
hạt.
Phân bố:
Trong nước: mới chỉ ghi nhận
loài này ở Kon Tum (Sa Thầy), Lâm Đồng (Lạc Dương).
Nước ngoài:
Campuchia, Lào,
Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen độc đáo. Chi Camchaya
trên thế giới có 4 loài, ở Việt Nam có 3 loài, trong đó 2 loài đặc hữu.
Tình trạng:
Loài có khu vực phân bố rải rác và
bị chia cắt. Nơi sống ở ven rừng nên rừng bị chặt phá để mở mang đất trồng cây
công nghiệp, hoa mầu và lương thực, dễ dàng dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng.
Phân hạng:
VU
A1a, B1+2a,b,c, D2.
Biện pháp bảo vệ:
Khoanh bảo vệ một diện tích cần
thiết tại khu rừng bảo vệ thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum để giữ nguồn gen quý
này. Thu thập về trồng với mục đích bảo tồn ngoại vi (Ex situ).
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam - phần thực vật - trang 112.