DÂY CÁM PIERRE
DÂY CÁM PIERRE
Sarcolobus pierrei
Cost., 1912
Họ: Thiên lý Asclepiadaceae
Bộ:
Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây leo, thân
khỏe, có khía khi khô, hiếm khi có lông nằm. Lá mọc đối; phiến lá hình tim, cỡ 7
- 14 x 5 - 7 cm, đỉnh nhọn; cuống lá 1,5 - 4 cm.
Cụm hoa xim dạng tán ở nách lá; cuống cụm
hoa khỏe, dài 15 mm. Lá đài hình trứng, có lông, gốc có tuyến. Tràng hình bánh
xe, cánh hoa phủ nhau phải. Không có tràng phụ. Cột
nhị -
nhụy hẹp dần về phía dưới và nằm trên một
cuống rất ngắn. Chỉ nhị dính nhau;
bao phấn 2 ô, có phần phụ mỏng hình tam
giác ở đỉnh; hạt phấn tạo thành khối phấn hướng lên và có sáp bao ngoài vách,
chỉ có một khối phấn trong mỗi ô phấn. Đầu nhụy phẳng. Hạt không có mào lông ở
đỉnh.
Sinh học, sinh
thái:
Sống bám và leo
trên cây khác ở các khu vực rừng thường xanh còn tốt. Cây ưa sáng, lúc nhỏ ưa
bóng và sống dựa vào cây gỗ lớn để vươn lên.
Phân bố:
Trong nước: Bà
Rịa - Vũng Tàu (núi Dinh).
Thế giới: Không
có.
Giá trị:
Các loài của chi
Sarcolobus có đặc điểm “hạt không có mào lông ở đỉnh”, đó là sự khác biệt
so với các loài của chi khác.
Tình trạng:
Phân bố hẹp, nơi
cư trú bị xâm hại.
Phân hạng:
CR
B1+2b.
Biện pháp bảo vệ:
Ngăn chặn nạn phá
rừng, khoanh vùng bảo vệ loài vì khu vực núi Dinh loài này sinh sống đã bị tàn
phá hết sức nặng nề và có thể đã bị tuyệt chủng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 103.