Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dương kỳ thảo
Tên Latin: Achillea millefolium
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ: Cúc Asterales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DƯƠNG KỲ THẢO

DƯƠNG KỲ THẢO

Achillea millefolium L. 1753.

Họ: Cúc Asteraceae

Bộ: Cúc Asterales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ lâu năm, cao 40 - 80cm; thân có gờ dọc, phân nhánh, phủ lông trắng. Lá mọc so le; phiến lá dài 2 - 20cm, rộng 1 - 2,5cm, kép lông chim 2 - 3 lần, mềm; lá chét hình thuôn, dài 3 - 9mm, mặt trên phủ lông tơ mảnh, mặt dưới dầy hơn, hình dải, đỉnh nhọn. Cụm hoa đầu, đường kính 4 - 7mm, cuống dài 2 - 4mm, phủ lông mềm; lá bắc tổng bao hình trứng, xếp 4 hàng, 1 lá bắc dài 4 - 5mm, hàng phía ngoài đỉnh nhọn, hàng phía trong đỉnh tù, mặt ngoài phủ lông dài, mềm. Hoa ở viền cụm hoa thường 5; tràng dạng lưới nhỏ, hình bầu dục dài 2 - 3mm, màu trắng pha tím nhạt, ống tràng phía dưới dài bằng lưỡi nhỏ là hoa cái; tất cả hoa ở giữa có tràng hình ống dài 3,5mm, màu trắng là hoa lưỡng tính, đỉnh ống có 5 thuỳ ngắn. Quả bế hình bầu dục dài 2mm, dẹt.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa và có quả từ tháng 12 - 3 (năm sau). Tái sinh bằng hạt. Mọc ở các trảng cỏ và các bãi cỏ có cây bụi thưa ở chân núi nơi nhiều ánh sáng, nơi độ cao 800 - 2000 m có khí hậu cận nhiệt đới ở vùng núi cao.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Mường Tè), Điện Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Sapa), Sơn La (Mộc Châu), Lâm Đồng (Đà Lạt).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Giá trị:

Dùng làm thuốc bổ, kích thích, trị ho, cầm máu, kinh nguyệt phụ nữ ra quá nhiều... Ngoài ra, cây có dáng đẹp nên một số gia đình ở Đà Lạt đã đưa về trồng vừa là cây cảnh vừa làm thuốc.

Tình trạng:

Bị tàn phá do quá trình canh tác nương rẫy, cháy rừng. Đôi khi cũng được khai thác làm thuốc (nhổ cả cây), làm mất nguồn gieo giống.

Phân hạng: VU A1c, B1+2b,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Thu thập về trồng ở các vườn cây thuốc vùng núi như Hoàng Liên Sơn (Sapa), Tam Đảo, Lâm Đồng (Đà Lạt).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam  -  phần thực vật – trang 111.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dương kỳ thảo

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này