SỒI BA CẠNH
SỒI BA CẠNH
Trigonobalanus verticillata
Forman, 1962
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ:
Giẻ Fagales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn, cao
25 - 35 m, đường kính 40 - 70 cm. Cành non lúc đầu đầy lông tơ hình sao. Lá kèm
xen cuống, hình trứng mũi mác, cỡ 4 - 5 x 2 - 3 mm.
Lá mọc thành vòng 3, dai như da, hình bầu dục hay trứng ngược, cỡ 6 - 9(14)
x 3 - 4(5,5) cm, mặt dưới có lông hình sao (nhất là trên các gân), chóp lá tù
đến gần tròn, gốc lá hình nêm; mép khía tai bèo ở phần chót; gân bên 6 - 8(12)
đôi, cong ở gần mép; cuống lá dài 5 - 10 mm. Cụm hoa xuất phát từ nách lá, phân
nhánh mạnh, thường đơn tính. Gié đực dài 5 - 10 cm, mọc đứng; hoa đực tập trung
thành bó 3 - 12 hoa; bao hoa xẻ 6 thuỳ; nhị 6;
chỉ nhị rời, thò ra ngoài; bao phấn rất ngắn, hình trứng, đính gốc. Gie cái
(hay gié lưỡng tính hoặc gié hỗn hợp) dài 5 - 10 cm, phân nhánh hoặc không;
hoa cái tập trung thành bó 3 - 7(15) hoa, ít khi đơn độc; có 6 nhị lép khá
phát triển, nhưng không thò ra khỏi bao hoa; bầu 3 ô, hình ba cạnh; noãn 2 trong
mỗi ô; vòi nhụy 3, hình nón hay hình trụ; núm nhụy ở đỉnh, hình đầu. Đấu gần như
không cuống, phía ngoài có các vảy xếp lợp, hở và thường xẻ 3(12) thuỳ, chứa
(1)3 - 7(10) hạch. Hạch (hạt)
hình 3 cạnh, cao 5 - 7 mm, rộng 3 - 5 mm, có lông hình sao.
Sinh học và sinh
thái:
Mùa quả tháng 10
- 3 (năm sau). Mọc rải rác trong rừng nhiệt đới, trên sườn và đỉnh núi, ở độ cao
900 - 2000 m.
Phân bố:
Trong nước:
Kontum
(Vườn quốc gia Ngọc Linh), Gia Lai (Kon Hà Nừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh,
K’Roong), Vườn quốc gia Bidoup - Núi bà.
Nước ngoài:
Borneo, Hải Nam, Malaya, Sulawesi, Sumatra.
Giá trị:
Gỗ cứng, dùng
trong xây dựng và đóng đồ gia dụng.
Tình trạng:
Loài duy nhất
thuộc chi Trigonobalanus mới tìm thấy (năm 1999) ở Việt Nam với số lượng
cá thể rất ít. Nguồn gen khá độc đáo, khác các chi khác trong họ Fagaceae
bởi mỗi đấu chứa 3 - 7 hạch (chứ không chỉ 1). Khả năng bị đe doạ tương đối cao
do việc chặt phá rừng như ở Kon Hà Nừng (Gia Lai) hoặc khai thác lấy gỗ ở những
nơi khác.
Phân hạng:
EN B1+2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ:
Không chặt phá
những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, nhất là ở Ngọc Linh.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 233.