LUÂN THUỲ
LUÂN THUỲ
Spirolobium cambodianum
Baill. 1889
Holarrhena
pauciflora
Ridl.,
1991
Họ: Trúc đào Apocynaceae
Bộ:
Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây bụi thấp 0,5
- 1 m, cành có rãnh dọc ngắn, màu nâu bạc khi khô.
Lá mọc đối, đôi khi 2 lá hơi lệch nhau,
dạng thuôn, đầu nhọn, góc gần nhọn, nhưng phần góc to hơn phần ngọn, nhẵn cả 2
mặt, dài 3 - 10 cm, rộng 1 - 3 cm. Gân lbên cấp I chếch, chạy ra sát mép, 5 - 8
đôi, mảnh khảnh, lồi ở dưới, hơi lõm ở trên.
Gân lá bên cấp II hình mạng lưới mờ ở cả 2
mặt. Cuống lá dài 1 - 2 mm, góc lá có tuyến nâu. Cụm hoa ở nách hay gần tận cùng,
kiểu xim 2 ngả ít hoa, cuống cụm hoa dài 1 - 1,2 cm. Lá bắc rất nhỏ, dài 3 mm,
có lông ở mép, nhọn đầu. Cuống hoa dài 7 - 10 mm, gần nhẵn. Lá đài hình tam giác
dài, dài 4 - 6 mm, rộng 0,6 - 1 mm, nhọn đầu, ngoài gần nhẵn, mép có lông, gốc
đài có nhiều tuyến. Nụ hoa nhọn. ống tràng dài 15 mm phình to ở gần 1/2 ống
tràng phía dưới, nhẵn cả 2 mặt; cánh tràng dài 13 mm, dạng mũi mác ngắn, nhọn
đầu, nhẵn cả 2 mặt. Nhị đính ở 1/2 ống tràng phía dưới.
Chỉ nhị rất ngắn, gốc nhị có lông thưa. Bao
phấn dài 3 - 3,1 mm, hình mũi giáo, lưng ngắn có 2 càng ngắn. Đĩa biến dạng
thành 2 vảy rất nhỏ, nhẵn. Bầu trên gồm 2 lá noãn, chỉ nhụy dài 5 - 6 mm, có
lông rõ, đầu nhụy tù, nhẵn. Quả 2 đại choãi ra, không nằm ngang, mỗi phân quả
dài 8 - 13 cm, rộng 0,3 - 0,4 cm, mặt ngoài nhẵn, nhưng có rãnh dọc, nhọn đầu,
tạo thành mỏ ngắn, phần gốc nhỏ nhưng không tạo thành cuống riêng; đài tồn tại
lúc chín. Hạt hình trứng dài, dẹp, nhẵn, đầu có chùm lông dài 2,5 - 3 cm.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc trong rừng
ngập mặn ven biển, cây ưa sáng, chịu được độ mặn cao và phèn. Mùa hoa tháng 6 -
7.
Phân bố:
Trong nước: Ninh
Thuận, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang (Phú Quốc).
Nước ngoài: Borneo,Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia.
Giá trị:
Nguồn gen quý, là
loài duy nhất của chi Spirolobium.
Tình trạng:
Rừng ngập mặn bị
phá, cải tạo vùng đất ven biển để trồng cây nông nghiệp làm thu hẹp nơi cư trú.
Phân hạng:
VU
B1+2b,c.
Biện pháp bảo
vệ:
Ngăn chặn nạn phá
rừng, khoanh vùng bảo vệ loài.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 71.