DÂY MÔ
DÂY MÔ
Ixodonerium annamense
Pitard, 1933
Họ: Trúc đào Apocynaceae
Bộ:
Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận
dạng:
Dây leo thân gỗ,
dài 5 - 20 m, vỏ màu đỏ sẫm, nhẵn; cành non có lông, cành già nhẵn. Lá mọc đối,
nhẵn cả 2 mặt, dài 8 - 15 cm, rộng 2,6 - 5 cm, dạng gần thuôn; chóp lá nhọn, thu
hẹp thành đuôi ngắn (dài 7 mm); gốc lá nhọn, đôi khi gần tù, lá màu đỏ sẫm, gân
bên 8 - 10 đôi chếch so với trục gân chính, nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 7 -
12 mm, màu đỏ thẫm, nhẵn, gốc
cuống lá có vòng tuyến nâu bao quanh như lá
kèm. Cụm hoa thường ở đầu cành, kiểu
hoa chùm, dài 20 cm, dọc theo trục chính có
nhiều chùm con, mỗi chùm 1 - 6 hoa, các chùm con hầu như không có cuống. Lá bắc
dài 1 - 1,3 mm, dạng hình trứng nhọn đầu, gần nhẵn, mép có lông thưa. Cuống hoa
dài 1 - 1,5 mm. Hoa màu đỏ nhạt hoặc tím.
Lá đài dài 2 -
2,2 mm, rộng 1,5 - 1,8 mm, dạng gần hình trứng tù đầu, nhẵn cả 2 mặt, đầu có
lông thưa, gốc đài có 10 tuyến. ống tràng dài 4 - 5 mm, gần hình chum, nhẵn cả 2
mặt, họng tràng có phần phụ nạc tạo thành vòng liên tục.
Cánh tràng dài 2 - 2,5 mm, rộng 1 - 1,5 mm,
dạng lưỡi gập lại trong nụ, phủ nhau phải, nhẵn cả 2 mặt, đầu mép có lông thưa.
Nhị đính ở 1/2 ống tràng phía dưới, chỉ nhị hình bản, dài 1 - 1,5 mm, mặt trước
chỉ nhị có lông thưa. Bao phấn nhẵn, dài 1,5 - 2 mm, dạng hình mũi tên, đầu nhọn,
đáy có 2 càng dài, giống như 2 cánh hình tam giác, ô phấn chỉ chiếm 1/3 độ dài
bao phấn phía trên. Đĩa hình vòng liên tục, cao hơn bầu, đầu xẻ thành các thuỳ
nông, nhẵn. Bầu gồm 2 lá noãn rõ, cao 1 mm, đỉnh bầu có lông, vòi nhụy dài 1,5 -
2 mm, dạng hình trụ, nhẵn, đầu nhụy hình nón, nhẵn. Quả
gồm 2 đại, mỗi đại dài 5 - 7 cm, đường kính
1,2 - 1,5 cm, đầu hơi nhọn, góc hơi hẹp nhưng không có cuống riêng, ngoài nhẵn,
có đường mờ ở bụng. Hạt hình bầu dục, dài 1,3 - 1,7 cm, rộng 4 - 6 mm, có chùm
lông ở đầu, hạt không có mỏ.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc trong các khu
rừng thường xanh còn tốt, lúc nhỏ sống dựa vào cây gỗ lớn và ưa bóng, sau vương
lên ưa sáng. Ra hoa tháng 3 - 6 hàng năm.
Phân bố:
Trong nước: Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Kontum, Daklark.
Nước ngoài: Chưa
có dẫn liệu.
Giá trị:
Nguồn
gen qui hiếm, loài đặc hữu của Việt Nam. Có
giá trị khoa học nhằm bảo tồn nguồn gen.
Tình trạng:
Rừng và thảm thực
vật tự nhiên bị phá hoại làm thu hẹp nơi cư trú.
Phân hạng: VU
B1+2b.
Biện pháp bảo vệ:
Ngăn chặn nạn phá
rừng, khoanh vùng bảo vệ loài ở khu vực phân bố. C62n di thực một số cá thể đem
về trồng ở khu vực vườn thực vật để bảo tồn nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 61.