TẾ TÂN LÁ HÌNH TIM
TẾ TÂN LÁ HÌNH TIM
Asarum cordifolium
C. E. C. Fischer -
C. E. C. Fischer, 1895.
Họ Mộc hương
Aristolochiaceae
Bộ:
Mộc hương
Aristolochiales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây thảo, sống
nhiều năm,
thân rễ nằm ngang, cao 15
- 25 cm, có lóng 2 - 3 cm. Thân rễ tròn,
có
lông thưa ở thân già, lông trắng dày ở thân non. Lá mọc cách, 1
- 4 lá; hình tim
8 - 12 × 7 - 8 cm; mép lá nguyên, có lông trắng thưa; 2 mặt lá phủ lông trắng; cuống
lá 12 - 20 cm, có lông trắng dày ở cuống lá non; gân đáy 5. Hoa đơn độc, mọc ở
ngọn, màu đỏ, có nhiều lông trắng ở mặt ngoài; cuống dài 2 cm, có nhiều lông
trắng. Lá vảy hình mũi giáo. Đài rời; lá đài màu đỏ, cỡ 2,0 × 1,2 cm; ở chóp lá
đài đột ngột thót lại thành đuôi nhọn, dài 1
- 1,5 cm. Cánh hoa 3, dạng hình kim,
màu đỏ, dài 0,3 cm. Nhị 12; chỉ nhị dài bằng
bao phấn, màu đỏ tím; trung đới
hình lưỡi, vượt bao phấn. Vòi nhụy 6, hợp; cao bằng bao phấn; đỉnh nguyên. Quả
phát triển trong bao hoa tồn tại, màu đỏ nhạt, có lông trắng dày;
bầu trung, 6
ô. Hạt nhỏ, 15 - 30 hạt, màu nâu đen, nhẵn.
Sinh học,
sinh thái:
Cây ra hoa vào đầu tháng 10, hoa nở vào đầu tháng 11, phát tán hạt vào tháng 6
- 7
năm sau, hạt phát tán gần. Cây đẻ nhánh khỏe, thân rễ bò lan tạo thành khóm. Các
nhánh con có thể tách ra để trồng. Cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc thành đám dọc
theo đường mòn, dưới tán rừng thảo quả.
Phân
bố:
Lào Cai (Bản
Khoang, Bãi Rác, Tả Phìn, Tả Van, Cát Cát - Sa Pa). Còn gặp ở phía Nam
Himalayan, Assam (Ấn Độ) và Bắc Myanma.
Giá trị sử dụng:
Người Dao Đỏ (Sa
Pa, Lào Cai) sử dụng làm thuốc tắm trị đau lưng, nhiễm trùng vết thương và trị
bệnh trĩ.
Tình trạng:
Loài Tế tân lá
hình tim (Asarum cordifolium) mọc dưới tán rừng thảo quả tại Bản Khoang
(Sa Pa, Lào Cai) nên ít nhiều bị tác động bởi hoạt động canh tác của người dân
trồng thảo quả.
Mô tả loài:
Nguyễn Anh Tuấn
- Viện sinh thái tài nguyên sinh vật Hà Nội.