Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Móng rồng mỏ nhọn
Tên Latin: Artabotrys tetramerus
Họ: Na Annonaceae
Bộ: Na Annonales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    MÓNG RỒNG MỎ NHỌN

 MÓNG RỒNG MỎ NHỌN

Artabotrys tetramerus Ban, 1994

Họ: Na Annonaceae

Bộ: Na Annonales

Đặc điểm nhận dạng:

Loài dây leo thân gỗ, dài trên 10 m. Cành non không có lông. Lá dai, hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, cỡ 7 - 13 x 4 - 6 cm, nhẵn; chóp lá thành mũi ngắn; gốc lá hình nêm hay tù; gân bên 7 - 10 đôi, nổi rõ ở mặt dưới và hơi lồi ở cả mặt trên; cuống lá dài 4 - 6mm, không có lông. Cụm hoa ở ngoài nách lá, trên cành già hoặc đối diện với lá, gồm 1 - 2 hoa; trục hoa dài 2 - 3 cm, cong hình móc câu, không có lông; cuống hoa (khi thành quả) dài 3 cm. Lá đài 4, hình tam giác nhọn đầu, khi thành quả cỡ 6 x 4mm. Phân quả 7 - 10, không có lông, hình trứng ngược, có 6 - 9 gờ sống dọc nổi rõ; phân quả dài cỡ 4 cm, đường kính chừng 2  cm, phía đỉnh thót lại thành mỏ dài và nhọn, phía gốc thu hẹp dần nhưng không tạo thành cuống; vỏ quả dày, vỏ ngoài rắn, vỏ trong xốp và dính với hạt. Hạt màu nâu đen, rất sần sùi nhưng khá láng, khi tươi được bao phủ bởi một lớp cơm dính màu trắng.

Sinh học, sinh thái:

Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, nơi ẩm, ở độ cao dưới 300 m. Ra hoa tháng 6 - 9, có quả tháng 10 - 12.

Phân bố:

Trong nước: Mới phát hiện ở một điểm duy nhất thuộc Gia Lai (Kon Hà Nừng).

Nước ngoài: Chưa có dẫn liệu.

Giá trị:

Loài đặc hữu của Việt Nam, mới chỉ gặp ở tỉnh Gia Lai (Kon Hà Nừng). Rất đặc trưng bởi có bao hoa mẫu 4, bởi phân quả không có cuống, có 6 - 9 gờ sống nổi rõ dọc theo quả và ở đỉnh mang mỏ dài và nhọn, và bởi vỏ hạt tuy láng nhưng rất sần sùi.

Tình trạng:

Nơi cư trú bị xâm hại do việc khai thác rừng ở khu vực Kon Hà Nừng rất mạnh trong những năm qua. Nếu không có chế tài loài này sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Phân hạng: EN B1+2b,c

Biện pháp bảo vệ:

Cần bảo vệ những cá thể còn sót lại ở khu vực Kon Hà Nừng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 47.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Móng rồng mỏ nhọn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này