THÔI CHANH BẠC
THÔI CHANH
BẮC
Alangium tonkinense Gagnep. 1950
Họ Thôi ba Alangiaceae
Bộ: Thù du Cornales
Đặc điểm
nhận dạng:
Dây leo gỗ
dài 15 - 20 m, đường kính đạt tới 15 cm, vỏ
màu nâu. Lá hình bầu dục thuôn, thót
lại ở gốc, dài 10 - 14 cm, rộng 3,5 - 5 cm, khi khô màu nâu nhạt, cuống dài 1
cm,
có lông thưa, gân ở gốc 3, kéo dài tới mép lá, mặt sau gân thứ cấp nổi rõ nối
với nhau như mạng nhện, gân chính phủ lông thưa,
mép lá nguyên. Cụm hoa dạng tán ở nách lá, ít hoa, cuống chung và cuống
mỗi
hoa đều có lông, cuống hoa dài 0,2 - 0,3 cm, hoa trước khi nở dài 1
cm; đài rất
ngắn, có răng, phủ lông; tràng 6, màu trắng,
cánh tràng thuôn hình dải, dài 0,8 cm, mùi thơm; nhị 18, dài 0,5
cm, chỉ nhị
dài 0,2 cm, gốc nhị có triền; 1 noãn. Quả hình bầu dục, thuôn dài 1,5 - 1,8
cm,
rộng 0,8 - 1 cm, khi chín màu nâu sẫm, có nhân cứng, lớp vỏ ngoài
mỏng, phủ lông
dày, mềm.
Sinh học,
sinh thái:
Mùa hoa tháng
5 - 6, có quả tháng 8 - 10. Tái sinh bằng hạt. Mọc ở rừng thưa hoặc
rừng thứ sinh chân núi đá vôi, ở độ cao dưới 500
m.
Phân bố:
Trong nước:
Lạng Sơn (Chi Lăng), Bắc Giang (Lục Ngạn), Hoà Bình (Vụ Bản), Ninh Bình (Cúc
Phương).
Nước ngoài:
Thái Lan.
Giá trị:
Chỉ gặp ở
miền Bắc Việt Nam, mọc ở núi đá vôi. Làm thuốc, đồng bào
Mường ở Hoà Bình dùng
vỏ cây nấu nước uống chữa đau nhức xương.
Tình
trạng:
Tuy loài có
khu phân bố tương đối rộng ở những vùng núi đá vôi, nhưng nơi cư trú rải rác và
chia cắt. Rừng trên núi đá vôi đang bị
khai thác, nhiều nơi gần như không còn rừng. Có thể lâm vào tình trạng tuyệt
chủng do mất môi trường sinh thái và điều kiện sống.
Phân hạng:
VU A1c, B1+2a,b,c,d.
Biện pháp
bảo vệ:
Cần bảo vệ và
gây, nhân giống thêm ở các vùng trên núi đá vôi đã được khoanh lâm rừng bảo vể
để giữ nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2010 - phần thực vật - trang 35.