TUẾ SƠ VA LIÊ
TUẾ
SƠ VA LIÊ
Cycas chevalieri
Leandri, 1931
Cycas balansae
auct.
non Warb.,
1900
Cycas
tonkinensis
Laubenfels & Adema,
(1998)
Họ: Tuế Cycadaceae
Bộ:
Tuế Cycadales
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân hoá gỗ, vỏ
xám đen, cao 1 - 2 m, đường kính 8 - 18 cm, mang 4 - 15 lá trong một vòng. Lá
vảy (cataphylls) hình tam giác hẹp, xốp, có lông, dài 50 - 70 mm. Lá mọc
thành vài vòng, xanh đậm, nhẵn bóng, dài 1,30 - 2,40 m, mang 80 - 110 lá chét
giả (pinnae), mọc đối trên trục lá (rachis) và tạo thành góc 150 -
180°, có lông nhung màu vàng cam hay nâu, đỉnh trục lá mang một đôi lá chét giả.
Cuống lá dài 70 - 140 cm (chiếm 45 - 60% chiều dài của lá), nhẵn, không có gai
hoặc có gai trên toàn bộ chiều dài của cuống. 2 lá chét giả ở gốc trục lá dài 17
- 24 cm, không tiêu giảm thành gai. Lá chét giả ở phần giữa trục dài 25 - 42 cm,
rộng 1,4 - 2 cm, đính với trục lá ở góc 50 - 80°, men theo trục lá 2 - 6 mm, gốc
hẹp 2,5 - 4 mm (bằng 15 - 30% của chiều rộng tối đa), cách nhau 15 - 21 mm, mép
thẳng hay gợn sóng, chóp nhọn mềm; gân chính nổi rõ ở hai mặt. Nón đực hình suốt
chỉ, màu nâu hoặc vàng kem, dài 15 - 25 cm, đường kính 4 - 7 cm; vảy nhị xốp,
không dày ở lưng, dài 14 - 17 mm, rộng 7 - 10 mm, đầu không có gai nhọn. Vảy
noãn dài 9 - 13 cm, có lông nhung nâu, mang 2 - 4 noãn nhẵn; phiến vảy hình gần
tròn, dài 35 - 55 mm, rộng 25 - 50 mm, mép xẻ thành 15 - 25 thuỳ nhọn bên, xốp
mềm, dài 20 - 35 mm; thuỳ nhọn đỉnh dài 25 - 40 mm, rộng 3 - 8 mm ở gốc. Hạt
hình trứng, dài 18 - 27 mm, rộng 15 - 25 mm; vỏ hạt màu vàng, nhẵn, dày 1 - 2
mm, không có sơ.
Sinh học,
sinh thái:
Nón xuất hiện vào
tháng 3 - 4, hạt chín vào tháng 8 - 9, tồn tại tới năm sau. Khả năng tạo hạt và
tái sinh từ hạt tốt. Cây trung sinh và ưa bóng, mọc dày đặc (nhiều khi gặp hàng
chục cá thể trên 100 m2) dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh
mưa mùa ẩm với một mùa đông hơi lạnh và khô ở đất thấp cây lá rộng hoặc trên sản
phẩm phong hoá của đá granít, đá phiến, từ thềm ven suối đến sườn núi cao, ở độ
cao 600 - 700 m.
Phân bố:
Trong nước: Nghệ
An (Diễn Châu: Diễn Lâm; Nghĩa Đàn: Nghĩa Hưng, Trạm Lụi), Hà Tĩnh (Hương Sơn:
Sơn Kim, Rào
Àn,
Sơn Hồng), Quảng Bình, Quảng Trị (Đắk Krông, Cu Poho, Rào Quán, Khe Sanh).
Nước
ngoài:
Nhiều khả năng còn gặp ở Lào, ít nhất ở các tỉnh Bôlikhamxay và Xaravẳn.
Giá trị:
Loài đặc hữu và
nguồn gen quí của Việt Nam. Cây có dáng đẹp, trồng làm cảnh, thân dùng làm vị
thuốc.
Tình trạng:
Tuy loài phân bố
không rộng nhưng còn tồn tại quần thể lớn với hàng ngàn cá thể ở các độ tuổi
khác nhau. Khả năng tạo hạt và tái sinh từ hạt tốt tại các khu rừng được bảo vệ
tốt của các xã Sơn Kim, Sơn Hồng thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và dọc
thượng nguồn sông Đắk Krông, Huyện Đắk Krông, Khe Sanh giáp với Lào. Vì vậy loài
này ít bị đe doạ tuyệt chủng theo tiêu chuẩn Danh lục đỏ của IUCN.
Phân hạng: LR nt.
Biện pháp bảo
vệ:
Loài đã được đưa
vào Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp,
quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ
để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Cần bảo vệ nghiêm
ngặt trước hết tại khu phân bố đã phát hiện và gấp rút thành lập khu bảo tồn
thiên nhiên về loài Tuế này tại lưu vực Rào
Àn
(Hương Sơn, Hà Tĩnh) và bảo tồn ngoại vi (Ex situ) bằng việc trồng trong các
vườn quốc gia có điều kiện sinh thái thích hợp.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2010 - phần thực vật - trang 224.