TUẾ BIỂN
TUẾ BIỂN
Cycas litoralis
K.D. Hill, 1999
Cycas
circinalis
L., 1753
Cycas edentata de Laub., 1998
Cycas circinalis f. maritima
J.Schust., 1932
Họ: Tuế Cycadaceae
Bộ: Tuế Cycadales
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân hoá gỗ, cao
3 - (10) m, đường kính 11 - 20 cm, vỏ nhẵn màu xám trắng, mang nhiều lá xếp
thành vài vòng ở đỉnh
thân. Lá vảy (cataphylls) hình tam giác hẹp, mềm, có lông dày màu nâu
vàng, dài 4 - 7 cm. Lá màu xanh thẫm bóng, dài 1,5 - 2,3 m, có 100 tới
170 lá chét giả (pinnae), mọc đối nhau tạo thành góc 180°;
cuống lá dài 50 - 90 cm, nhẵn, có nhiều gai nhọn phân phối từ 5 tới 60%
chiều dài cuống, lá chét ở phần gốc trục lá (rachis) dài 17 - 26 cm, không tiêu
giảm thành gai; lá chét mọc ở phần giữa trục dài 26 - 35 cm, rộng 1,4 - 1,9 cm
(gốc rộng 6 - 8 mm), phẳng, mép nhẵn, nhọn đầu, đính vào trục lá với góc 65 - 80°,
men xuống trục 8 - 13 mm, cách nhau 15 - 35 mm. Nón đực hình trứng hẹp, màu vàng
cam , dài 35 - 45 cm, đường kính 13 - 17 cm. Vẩy nhị cứng, không dày ở lưng, dài
38 mm, rộng 21 mm, phần hữu thụ (mang
túi phấn) ở dưới, dài 29 mm, phần bất thụ (không mang túi phấn) ở trên, dài
9 mm với mũi nhọn sắc, nhô cao, dài 24 mm. Vảy noãn dài 30 - 50 cm, mang 4 - 8
noãn nhẵn; phiến vẩy hình mác, dài 9 - 12 cm, rộng 2,5 - 4 cm, mép xẻ sâu thành
6 - 14 thuỳ nhọn bên mềm, tù đầu, thuỳ nhọn đỉnh dài hơn đến 25 - 40 mm, rộng 5
- 8 mm ở gốc. Hạt hình trứng phẳng, dài 52 mm, rộng 43 mm; vỏ hạt màu vàng nâu,
dày 4 mm, không có sơ.
Sinh học,
sinh thái:
Khả năng
tái sinh hạt tốt, hạt nổi và được phát tán bằng nước biển. Tái sinh từ hạt
bình thường. Cây chịu hạn và ưa sáng, mọc ở các trảng cây bụi chịu hạn dọc bờ
biển, trên mức triều cường.
Phân bố:
Trong nước: Mới
gặp lần đầu tiên tại một số điểm thuộc tỉnh Kiên Giang (Phú Quốc).
Nước ngoài: Phân bố
rộng từ nam Mianma, bờ biển đông và tây Thái Lan, phần bán đảo của Malaysia đến
Sumatra.
Giá trị:
Nguồn gen quí,
dáng đẹp, trồng làm cảnh.
Tình trạng:
Ở Việt Nam
loài phân bố hẹp, sự hiểu biết còn ít, nhưng trên thế giới, loài này lại có vùng
phân bố tương đối rộng, điều kiện phát tán tốt và được trồng nhiều tại các vườn
thực vật. Hiện loài đang được bảo vệ tại
Vườn
quốc gia Phú Quốc, song khả năng đe doạ sẽ tăng lên nếu môi trường sống bị
phá huỷ và sự buôn bán trái phép gia tăng.
Phân hạng: VU
A1a,c
Biện pháp bảo
vệ:
Loài đã được đưa
vào
Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị
định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử
dụng vì mục đích thương mại. Nên thành lập khu bảo tồn thiên nhiên về
loài và bảo tồn ngoại vi (Ex - situ) bằng việc trồng trong các vùng có điều kiện
sinh thái thích hợp. Trước hết cần bảo vệ nghiêm ngặt tại Vườn quốc gia Phú
Quốc.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2010 - phần thực vật - trang 224.