Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lá ngón
Tên Latin: Gelsemium elegans
Họ: Mã tiền Loganiaceae
Bộ: Long đởm Gentianales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LÁ NGÓN

LÁ NGÓN

Gelsemium elegans (Gardn & Champ) Benth., 1856

Medicia elegans Gardner & Champ., 1849

Gelsemium sumatranum (Blume) Boerl., 1899

Leptopteris sumatrana Blume, 1850

Họ: Mã tiền Loganiaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12 m. Thân cây có khía. Cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối, không lông, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 7 - 12 cm. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Năm cánh hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu, ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 12. Quả là dạng quả nang, hình thon elíp hay hình trứng, dài 1 - 1,4 x 0,6 - 0,8 cm, nhẵn không lông, màu nâu. Hạt nhỏ cỡ 0,5 cm, dạng từ hình elíp tới hình thận, màu nâu nhạt, phần giữa có lông, có diềm cánh mỏng xung quanh giúp phát tán theo gió. Là loài cây ưa sáng nên thường mọc chỗ đất trống, bìa rừng, ven đường.

Sinh học, sinh thái:

Mọc dựa thân các cây gỗ nhỡ và gỗ lớn trong các cánh rừng rậm và dày ở cao độ từ 200 mét đến 2.000m. Cây ưa sáng, ưa ẩm, ưa đất tốt (cũng có khi gặp ở khu đất bạc màu sau nương rẫy). Ít chịu hạn, tái sinh chồi tốt hơn tái sinh hạt.

Phân bố:

Trong nước: Hầu khắp các tỉnh phía Bắc cho đến Nghệ An và Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum.

Nước ngoài: Ấn Độ, Borneo, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Hải Nam, Jawa, Lào, Malaya, Myanmar, Sumatera, Đài Loan, Thái Lan.

Công dụng:

Cây có độc chết người - Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ lá ngón như koumin , gelsenicin, gelsamydin, gelsemoxonin, hydroxygelsamydin, trong đó hàm lượng koumin là cao nhất còn độc tính của gelsenicin tính theo LD50 trên chuột là cao nhất. Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

 

Mô tả loài: Trần Hợp, Phùng Mỹ Trung, Phạm Văn Thế - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lá ngón

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này