MẠO ĐÀI THOREL
MẠO ĐÀI THOREL
Mitrephora thorelii
Pierre, 1880
Mitrephora
tomentosa
Hook.f. & Thomson, 1855
Kinginda thorelii
(Pierre) Kuntze, 1891
Melodorum
arboreum
Lour., 1790
Mitrephora
bousigoniana
Pierre, 1881
Họ: Na Annonaceae
Bộ:
Na Annonales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ, cao 8 -
12 (20) m. Cành non
có lông tơ màu vàng sẫm. Lá hình trứng thuôn hoặc đôi khi gần hình bầu dục,
cỡ (8) 12 - 17 (20) x (4) 5 - 7 (9) cm, mặt dưới có lông rậm, chóp lá thường
thành mũi ngắn, gốc lá gần tròn; gân bên 10 - 16 đôi, xiên và tạo với gân chính
một góc gần 30o, hơi cong hình cung; cuống lá dài 5 - 8 mm, có lông
như ở cành non. Hoa họp 2 - 3 chiếc thành xim lưỡng phân, mọc đối diện với lá;
cuống chung dài cỡ 5 mm;
cuống hoa bên của xim dài 10 - 15 mm, ở gốc mang 1 lá bắc nhỏ và ở gần giữa
có 1 lá bắc khác lớn hơn ôm lấy cuống hoa; hoa giữa gần như không cuống. Lá đài
hình trứng rộng, cỡ 6 x 5 mm, thường có mũi nhọn. Cánh hoa ngoài (khi tươi
màu vàng) hình mác thuôn, 2 - 3 x 1 cm; cánh hoa trong hình thoi, dài gần 1
cm, phiến rộng 6 - 7 mm, màu tím nhạt, dính nhau ở đỉnh tạo thành vòm, móng rất
hẹp. Nhị nhiều,
chỉ nhị khá rõ, mào trung đới hình đĩa. Lá noãn nhiều; bầu có lông, vòi rất
ngắn, núm nhụy cụt, gần hình trứng. Noãn 8 - 10. Đế hoa hơi lồi, có lông dài.
Phân quả 12 - 20, thuôn hoặc hình trứng, có lông ngắn và dày; cuống phân quả dài
2 - 3 cm; vỏ quả dày.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa tháng 3 -
5, có quả tháng 5 - 7. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc
rừng kín thường xanh, ở độ cao 500 - 600 m. Cây ưa địa hình sườn thoải, chân
núi hay thung lũng. Tái sinh bằng hạt.
Phân bố:
Trong nước: Hòa
Bình (Đà Bắc: núi Biều), Thừa Thiên - Huế (Phú Lộc, Hương Phú), Quảng Nam (Cù
Lao Chàm), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắk Lắk (Quảng Phú), Tây Ninh, Đồng Nai (Biên
Hoà, Chứa Chan), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), An Giang (Châu Đốc).
Nước ngoài: Trung
Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Giá trị:
Cây cho gỗ dùng
trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, làm thùng xe.
Tình trạng:
Loài có khu phân
bố chia cắt. Do chặt phá rừng nên ở các điểm phân bố như: Tây Ninh; Biên Hòa,
Chứa Chan (Đồng Nai) và Châu Đốc (An Giang) đến nay không còn tìm thấy loài này;
điểm ở Kon Hà Nừng (Gia Lai) rừng cũng đã bị tàn phá nghiêm trọng.
Phân hạng:
VU A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Tuyệt đối không
chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở Vườn quốc gia Côn Đảo (Hòn Bảy
Cạnh).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 55.