XUYÊN TÂM LIÊN
XUYÊN TÂM LIÊN
Andrographis
paniculata (Burm. f.)
Wall.ex Nees
Họ: Ô rô Acanthaceae
Bộ: Hoa mõm sói Scrophulariales
Đặc điểm nhận dạng:
Thân mọc thẳng
đứng, cao từ 0,3-0,8 m, nhiều đốt, nhiều cành. Lá nguyên, mềm, mọc đối, cuống
ngắn, phiến lá ình trứng thuôn dài hay hơi có hình mác, hai đầu nhọn, mặt nhẵn,
dai 3–12 cm, rộng 1–3 cm. Hoa màu trắng, điểm hồng, mọc thành chùm hình chuỳ ở
nách lá hay đầu cành. Quả dài khoảng 15mm, rộng 3,5mm, hơi nhẵn. Hạt hình trụ,
thuôn dài. Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 10.
Phân bố:
Cây này là bản
địa của khu vực Ấn Độ và Sri Lanca, được di thực và trồng phổ biến ở Nam Á, Đông
Nam Á, miền nam Trung Quốc, nơi mà nó được dùng để trị một số bệnh viêm nhiễm,
được dùng trước khi có thuốc kháng sinh.
Công dụng:
Những nghiên cứu
tại Việt Nam cho thấy nước sắc xuyên tâm liên với tỉ lệ 5/1, 2/1 có tác dụng yếu
đối với các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli,
Bacillus subtilis. Hàm lượng andrographolide cao khi mới thu hái, có tác
dụng diệt khuẩn mạnh; càng để lâu thì hàm lượng hoạt chất giảm nhanh, tác dụng
diệt khuẩn giảm.
Theo tài liệu y
học dân gian thì cây này có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, tiêu thũng, giảm đau. Được dùng chữa vết thương, tẩm gạc đắp vết thương
hoặc làm dịch nhỏ giọt rửa vết thương; chữa viêm họng, viêm phế quản, lị cấp
(nước sắc Xuyên tâm liên cùng với bồ công anh, sài đất...). Ở một số tỉnh miền
Trung Việt Nam, người ta dùng cây này làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
xong bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắc, nhọt ở hai bên cổ.
Mô tả loài:
Trần Hợp – Phùng Mỹ Trung.