BẮT RUỒI MUỖNG
BẮT RUỒI MUỖNG
Drosera burmanni Vahl, 1908
Drosera burmanni
var. dietrichiana (Rchb.f.), 1906
Drosera dietrichiana
Rchb.f., 1871
Drosera indica
var. dietrichiana (Rchb.f.) Diels, 1906
Họ: Bắt ruồi Droseraceae
Bộ: Nắp ấm Nepenthales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây cỏ hàng năm, cao tới 4 - 6 cm, có 1 - 3 thân không mang lá, nhẵn.
Lá nhiều
mọc vòng ở gốc, sát đất, lá hình muỗng, dài 12 mm, rộng 4 mm, mặt lá có phủ
nhiều lông màu đỏ nhạt, đầu lông có chứa chất dịch, dính, để bắt các loài côn
trùng, mặt dưới lá có những lông mềm dính với nhau và không có chất dịch ở đỉnh
lông. Hoa mọc chùm, ở đầu thân, màu hồng, nhiều lông, đỉnh lông
của hoa có chất dịch,
dính, cuống hoa dài 4 - 6 cm, hoa 5 cánh, cánh hoa màu trắng, Nhị 5,
bầu nhỏ.
Quả nang 5 ô, có nhiều hạt, khi chín màu nâu đen.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc hoang ở những nơi ẩm, đầm lầy, hay các khu vực bờ cát ven biển. Cây ưa
sáng, chịu được đất xấu, chua phèn và chịu được khô hạn.
Phân bố:
Trong nước: Hầu khắp ở các vùng Phổ Yên (Thái Nguyên), Vinh, Nghệ An, Thanh Hoá,
Bà Rịa - Vũng Tàu...
Nước ngoài: Bangladesh, Quần đảo Bismarck, Borneo, Campuchia, Đảo Caroline,
Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa,
Lào, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Maluku, Myanmar, Nepal, New Caledonia, New Guinea ,
New South Wales, Lãnh thổ phía Bắc, Philippines, Queensland, Sri Lanka,
Sulawesi, Đài Loan, Thái Lan, Tây Úc.
Công dụng:
Chưa có ghi nhận về nghiên cứu làm thuốc hoặc các tác dụng khác đối với đời sống
con người. Nhưng loài này dễ trồng, có dáng khá lạ mắt và có khả năng bắt côn
trùng, nên được trồng nhiều làm cảnh.
Mô
tả loài: Phạm
Văn Thế, Phùng Mỹ Trung, Trần Hợp - WebAdmin.