DẦU CÁT CÔN SƠN
DẦU
CÁT CÔN SƠN
Dipterocarpus condorensis
Pierre, 1889
Họ:
Dầu Dipterocarpaceae
Bộ:
Bông Malvales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn, cao hơn 30m, đường kính 1 - 1,2 m. Thân cây hình trụ, thẳng. Chiều
cao dưới cành từ 12 - 20m, vỏ màu xám nâu, bong thành những mảng nhỏ. Lá đơn mọc
cách, cành và lá non có lông màu xám nhạt, lá hình trứng thuôn, đầu hơi nhọn,
gân có từ 10 - 15 đôi, nổi rõ ở mặt sau mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hình sao,
chiều dài lá từ 12 - 20 cm, chiều rộng từ 7 - 12 cm. Hoa tự chùm, lưỡng tính mọc
ở nách lá, đầu cành. Đài có 5 thuỳ lợp, hợp ở gốc và ống đài thường dính với bầu,
các lá đài ban đầu bằng nhau, sau hai lá đài thành cánh ở quả. Cánh hoa 5, vặn.
Nhị thường nhiều hơn 15, đôi khi 5, thường rời nhau. Bầu thường có 3 ô, mỗi ô
chứa 2 noãn. Quả hình tròn khô không mở, bao bởi đài hoa dài 10-15 cm, đường
kính quả từ 2 - 3 cm. Hạt không có phôi nhũ; lá mầm gấp nếp. Hệ rễ cọc.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc trong các khu
rừng thương xanh trên hoang đảo. Cây ưa bóng lúc nhỏ, sau ưa sáng, ưa ẩm, ưa đất
có độ mùn cao và có khả năng chịu hạn. Mùa hoa
tháng 11, 12, quả chín tháng 3, 4 năm sau.
Phân bố:
Trong nước: Vườn
quốc gia Côn Đảo
Nước ngoài:
Borneo, Mã Lai, Philippines, Sumatra.
Công dụng:
Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ gỗ thô, dễ bị mục để ra ngoài mưa nắng, Dễ gia công dùng
trong xây dựng, đóng đồ thông thường. Dầu là nguyên liệu tốt cho ngành sơn và
có thể dùng trét thuyền và các đồ dạc chống nước. Loài này đang được di thực
nhân giống trồng thành rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửa
thuộc tỉnh bà Rịa - Vũng Tàu và trồng cây xanh đường phố, công viên để lấy gỗ.
Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Phạm Văn Thế, Trần Hợp - WebAdmin.