LAN LỌNG TÍM
LƯƠNG XƯƠNG
Anneslea fragrans
Wall., 1829
Callosmia
fragrans
(Wall.) C.Presl, 1845
Daydonia fragrans
(Wall.) Britten, 1888
Mountnorrisia
fragrans
(Wall.) Szyszył., 1893
Họ :
Ngũ liệt Pentaphylacaceae
Bộ :
Đỗ quyên Ericales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ cao 4 - 15 m. Lá đơn, mọc cách, thường tập trung ở đầu cành, xoan - bầu
dục hay thuôn, nhọn ở gốc, tròn ở đầu, nguyên hoặc hơi lượn tai bèo, có những
điểm tuyến màu đen đen ở mặt trên, dài 4,5 - 15 cm, rộng 2 - 6 cm; cuống lá dài
1 - 2 cm, màu nâu nhạt, dẹp ở trên. Hoa có cuống dài, xếp 6 - 14 cái thành ngù
dạng tán, hoa màu tím hường, cánh hoa 5, hình tim. Quả hình cầu, hơi xù xì, dạng
quả mọng, đường kính 28 mm, có cuống rất dài từ 4 - 6cm, mang các lá đài và vòi
nhuỵ đồng trưởng, có 3 ô. Hạt 2 - 3 trong mỗi ô, dài 12 mm, rộng 8 mm, có áo hạt
màu tía, với vỏ ngoài dày và hoá gỗ; nội nhũ có dầu.
Sinh học, sinh thái:
Mọc
ở độ cao trên 800m trở lên ở các khu rừng thường xanh núi cao. Lúc nhỏ cây ưa
bóng, sau ưa sáng, ưa đất tốt có độ dốc cao và cũng có thể chịu được đất bạc màu
sau nương rẫy.
Hoa tháng 12, quả tháng 3.
Phân bố:
Trong nước:
Ở nước ta, cây mọc trong các rừng thường xanh từ Lào
Cai, Sơn La tới Khánh Hoà và Lâm Đồng.
Nước ngoài: Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung
Quốc, Hải Nam, Lào, Malaya, Myanmar, Nepal, Đài Loan, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ nhỏ, ít được dùng trong xây dựng và đóng đồ đạc gia dụng.
Ở Campuchia, vỏ cây được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để
trị lỵ và trục giun. Lá được dùng trong toa thuốc gọi là "Maha Neaty" dùng trị
sốt có hiệu quả.
Mô tả loài:
Phùng Mỹ Trung,
Phạm Văn Thế, Trịnh Ngọc Bon - WebAdmin.