Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhót dại
Tên Latin: Elaeagnus conferta
Họ: Nhót Elaeagnaceae
Bộ: Nhót Elaeagnales 
Lớp (nhóm): Cây leo thân gỗ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NHÓT DAI

NHÓT DẠI

Elaeagnus conferta Roxb, 1820

Elaeagnus acuminata Link, 1908

Họ: Nhót Elaeagnaceae

Bộ: Nhót Elaeagnales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi, nhỏ, dây leo thân gỗ, trườn dài 5 - 6m; nhánh có khi có gai, màu vàng sét. Lá có phiến dài 5 - 18 cm, mặt dưới đầy lông hình khiên bạc hay vàng đo đỏ. Hoa nhỏ xếp 1 - 2 cái ở nách lá, cao 1cm; dài hình ống đầy lông hình khiên vàng vàng; có 4 răng 4 nhị có chỉ nhị dài hơn bao phấn; vòi nhụy có lông hay không. Quả hình quả lê dài 10 - 25 mm, khi chín màu đỏ. Hoa tháng 3 - 4; quả tháng 4 - 5 hàng năm

Sinh học, sinh thái:

Cây ưa đấy xốp, mùn và thường mọc gần bờ suối, vùng ẩm, thấp từ độ cao 100 m đến 800 m. Cây ưa sáng, tái sinh chồi mạnh, tái sinh hạt rất tốt

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc phổ biến khắp nước ta từ Bắc vào tới Nam.

Nước ngoài: Ấn Độ, Bangladesh, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Jawa, Lào, Malaya, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Sumatera, Thái Lan.

Công dụng:

Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Cây nhót Elaeagnus latifolia chữa các bệnh: ỉa chảy, lỵ mạn tính. Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 870.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhót dại

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này