CHAY LÁ TO
CHAY LÁ TO
Artocarpus lakoocha
Roxb, 1826
Artocarpus benghalensis Roxb. ex
Wall., 1831
Prainea rumphiana Becc., 1902
Saccus lakoocha (Roxb.) Kuntze,
1891
Họ: Dâu tằm Moraceae
Bộ: Gai Urticales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ cao 10m,
thân to đến 40 cm; cành non có lông nâu. Lá có phiến dài 20 - 40 cm, rộng 17 -
20 cm, nhám, đầu tròn, gốc tù, mép có răng nhỏ, gân bên 9 - 15 đôi, rất lồi ở mặt
dưới; cuống lá 1,5 - 2,5 cm, có lông nâu. Cụm hoa đực (Dái đực) to 1,5 - 1 cm trên
cuống ngắn. Quả vàng, to bằng quả trứng vịt, có u không đều; hột xoan, dài 1 cm.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc ở độ cao thấp
từ 200, 400 m trong các khu rừng thường xanh, đồi núi thấp. Cây ưng sáng, ưa đất
tốt, nhiều mùn và có khả năng chịu được khô hạn.
Phân bố:
Trong nước: Cây được trồng ở các
tỉnh phía Bắc. Có mọc ở Lào Cai, Thanh Hóa và Núi Chứa Chan, Đồng Nai, Thảo Cầm
Viên thành phố Hồ Chí Minh (Phạm Hoàng Hộ, 2000).
Nước ngoài: Loài này mọc ở
Bangladesh, Campuchia,
Trung Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Tây
Himalaya
Công dụng:
Quả chín ăn được
như các loại chay khác. Vỏ và hạt được dùng làm thuốc. Ở Ấn Độ, hạt dùng làm
thuốc xổ; vỏ cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ, hoặc pha thuốc đắp mụn
nhọt và các vết nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan, gỗ, quả chay sắc nước dùng trị giun như
giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài trị ghẻ.
Mô tả loài:
Phùng Mỹ Trung, Phạm Văn Thế, Trần Hợp - WebAdmin.