CÁP GAI NHỎ
Capparis micracantha
DC.
Capparis odorata
Blanco, 1837
Capparis
roydsiaefolia
Kurz, 1870
Capparis
bariensis
Pierre ex Gagnep. 1908
Họ: Màn màn Capparidaceae
Bộ: Màn màn Capparales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỡ cao 4 - 5m; nhiều gai thẳng dài 2 mm. Lá có phiến hình bầu dục, tù ở
đầu và có mũi nhọn cứng, dài 11 - 15 cm, rộng 5,5 - 7 cm. Hoa trắng mọc thành
chùm ở nách lá hay ở ngọn, nhụy đài 3 – 5cm, nhị dài 3-7cm. Mặt trong của 2 cánh
hoa nằm sát nhau có màu nâu đậm hay đỏ đậm, hoa nở về đêm. Quả mọng hình trứng,
dài 4 - 5cm, rộng 2 - 3 cm; hạt nhiều, hình thận.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc ở lùm bụi trên cát vùng gần bãi sông, bãi biển, thỉnh thoảng gặp mọc ở
trong các khu rừng thường xanh ở các tỉnh miền Đông nam bộ. Ra hoa quả vào tháng
4.
Phân bố:
Loài của miền nhiệt đới châu Á. Ở nước ta, có gặp từ Khánh Hòa, Ninh Thuận đến
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
Công dụng:
Quả chín ăn được, có mùi thơm. Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như
thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi; có thể dùng riêng bột
cây hoặc pha thêm thuốc lá. Rễ có tác dụng lợi tiểu và kháng viêm. Cũng dùng chế
thuốc uống chữa viêm phế quản. Có nơi như ở Vũng Tàu, dân gian dùng rễ của thứ
Mắm gai hay Cáp gai nhỏ (subsp. micrantha) làm thuốc điều kinh, với liều
dùng 5 - 12g. Hạt rang lên làm thuốc chữa ho. Ở Philippin, cây này dùng trị bệnh
hen suyễn và bệnh đau tim.
Mô tả loài:
Phùng Mỹ Trung – WebAdmin.