QUYẾN BÁ TRƯỜNG SINH
QUYẾN BÁ TRƯỜNG SINH
Selaginella tamariscina
(Beauv.) Spring, 1843
Lycopodium
tamariscinum
(P.Beauv.) Desr.
ex Poir., 1814
Lycopodioides
tamariscina
(P.Beauv.)
H.S.Kung, 1988
Stachygynandrum
tamariscinum
P.Beauv., 1804
Họ: Quyển bá Selaginellaceae
Bộ: Quyển bá Selaginellales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây
dạng thảo, thân và rễ kết lại với nhau tạo thành "thân trụ" đứng hoặc nằm sát
mặt đất, cao 5 - 10 cm, đường kính 0,5 - 0,7cm. Tất cả các cành (nhánh) tập
trung thành búi hay tán ở đầu thân trụ.
Lá có nhiều hình dạng khác nhau; lá bên hình
mác, thường có râu, lá ở giữa mép không đều, chóp lá cũng có râu và còn một loại
lá khác hình tam giác nhọn. Các loại lá trên mọc lợp xít lên nhau. Lá bào tử tạo
thành bông ở đầu cành, các lá bào tử xếp ở mặt dưới có hình tam giác; còn loại
lá bào tử xếp ở mặt lưng hẹp hơn. Bào tử màu nâu vàng.
Sinh học, sinh thái:
Mùa
có bào tử tháng 5 - 7. Nhân giống tự nhiên từ
bào tử. Cây còn có khả năng đẻ nhánh từ gốc.
Cây ưa sáng, chịu được khô hạn; thường mọc trên đất và đá khô cằn ở vùng đồi,
núi thấp ven biển. (có thể sống trong điều kiện nuôi trồng bằng cách tười nước
nóng tới 600c.
Phân bố:
Trong nước: Khánh Hoà (Cam Ranh), Ninh Thuận (Vườn quốc gia Núi Chúa), Bình
Thuận.
Nước ngoài:
Trung Quốc, Hải Nam, Nhật Bản, Jawa, Hàn Quốc, Đảo Sunda Nhỏ, Mãn Châu,
Nansei-shoto, Ogasawara-shoto, Philippines, Sulawesi, Đài Loan, Thái Lan
Giá
trị:
Là
loài Quyển bá có hình dạng rất đặc biệt. Toàn cây có tác dụng cầm máu; thường
dùng làm thuốc chữa đại - tiểu tiện ra máu, bệnh trĩ bị chảy máu.
Tình trạng:
Là
loại dược liệu có trữ lượng không đáng kể, vùng phân bố chủ yếu ở một vài điểm
thuộc miền Trung, dễ bị xâm hại. Vài năm gần đây bị khai thác chuyển ra các tỉnh
phía bắc để tiêu thụ. Trong khi đó, khả năng tái sinh cũng như sinh trưởng của
cây rất chậm.
Phân hạng:
VU A1c,d
Biện pháp bảo vệ:
Cần
điều tra khảo sát thêm để nắm vững những vùng hiện có cây mọc tập trung (Ninh
Thuận, Bình Thuận), để có kế hoạch bảo vệ. Nghiên cứu về khả năng tái sinh, nhân
trồng. Trước mắt cần hạn chế việc khai thác và tuyên truyền thái quá về giá trị
làm thuốc của nó.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam 2010 - phần thực vật - trang 262.