TAI CHUA
TAI
CHUA
Garcinia cowa
Roxb. ex Choisy, 1823
Stalagmitis cowa
(Roxb. ex Choisy) G.Don, 1831
Ho: Bứa Clusiaceae
Bộ: Chè Theales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ trung bình, cao 15 - 16m, đường
kính 30 - 35cm. Thân thẳng thường có nhiều u lồi. Cành nhiều, nhỏ, mọc ngang và
hơi rủ xuống. Tán lá tròn đều. Cây có nhựa mủ vàng. Lá đơn, mọc đối, dài 7 -
17cm, rộng 2,5 - 7cm, hình trứng ngược, đầu tù có mũi lồi ngắn, đôi khi nhọn,
gốc hình nêm, phiến cứng. Gân lông chim nổi rõ cả 2 mặt, gân bên nhỏ 15, xếp
song song đều sử dụng đặn và nối với nhau ở sát mép lá. Cuống lá dài chừng 2cm.
Cây tạp tính. Cụm hoa đực gồm 3 - 8 hoa, xếp thành tán. Hoa có cuống dài 1cm.
Cánh đài 4 cánh tràng 4 (đôi khi 5), cành khá dày. Nhị nhiều xếp thành khối, chỉ
nhị rất ngắn. Cụm hoa lưởng tính gồm 1 hay 2 - 3 hoa ở nách lá gần như không
cuống. Cánh đài 4, cánh tràng 4, nhị hợp thành 4 bó, mỗi bó có 1 - 8 bao phấn,
bao phấn 4 ô. Bầu thượng 6 - 9 ô, đầu
nhụy xẻ 4 - 8 thùy. Quả hình cầu bẹp có
4 - 8 múi; vỏ quả dày ngoài vàng xanh, trong hồng hoặc đỏ có 6 - 10 hạt. Hạt có
áo.
Sinh học, sinh thái:
Cây thuộc loài cây ưa sáng, sinh trưởng
nhanh, thường mọc ở ven rừng hoặc trong rừng thưa, rừng thứ sinh ưa đất sâu,
thoát nước; tái sinh hạt dễ ràng, thường được nhân dân trồng quanh nhà để lấy
quả ăn. Mùa hoa tháng 4 - 5. Mùa quả tháng 8 - 9
Phân bố:
Trong nước: Cây phân bố ở rải rác các tỉnh
Bắc Bộ và Bắc trung Bộ như; Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh
Phú, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...
Nước ngoài: Assam, Bangladesh, Campuchia,
Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaya, Myanmar, Nepal, Đảo Nicobar, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ màu trắng thớ thô, cứng. Quả có vị chua,
ăn được, thường phơi khô. Cánh non và là non dùng để làm thuốc giải độc.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 103.