BAN TRON
BAN TRÒN
Hypericum patulum Thunb.,
1784
Họ: Ban Hypericaceae
Bộ:
Chè Theales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây dưới bụi cao
0,40 - 1m. Thân và cành hình trụ, có vỏ đỏ. Lá trải ra trên một mặt phẳng, khá
nhiều, xoan hay xoan thuôn, tù hay nhọn ở đầu, có cuống rất ngắn, màu lục ở mặt
trên, màu nhạt hơn ở mặt dưới, có điểm tuyến, dài 3
- 5cm. Hoa vàng, to, xếp 3 - 4
cái thành ngù; Quả nang hình trứng dạng nón, dài 12mm. Hạt hình dải, hơi cong,
có mũi nhọn hai đầu hơi khía ngang, dài 1,5mm.
Sinh học, sinh
thái:
Rất phổ biến
trong các savan cây bụi của miền thượng du Bắc Việt Nam ở độ cao từ
800m trở
lên.
Phân bố:
Trong nước: Loài này được ghi
nhận ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lao Cai, Lai Châu...
Nước ngoài:
Ấn Ðộ,
Nam Trung Quốc.
Công dụng:
Có tác dụng thanh
nhiệt giải độc, hoạt huyết, chỉ huyết, chống ngứa. Ðồng bào miền núi của nước ta
lấy lá vò ra ngâm vào nước, để cho lắng, lấy nước trong ở phía trên để rửa mắt
cho những gia cầm bị mù mắt. Ở Ấn Ðộ, người ta sử dụng hạt xem như thơm và kích
thích. Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa viêm gan cấp và mạn, phụ nữ băng huyết,
dùng ngoài rửa viêm da, ngứa lở ngoài da. Rễ dùng làm thuốc dãn gân, lợi sữa,
lợi tiểu.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ Văn Chi - trang 681.