Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo long tu
Tên Latin: Dendrobium longicornus
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Măng tây Asparagales 
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

LAN HOÀNG THẢO LONG TU

Dendrobium longicornu Lindl. 1830.

Họ: Phong lan Orchidaceae

Bộ: Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:

Lan phụ sinh. Thân dài 30 - 35 cm, hình trụ, dầy 0,4 - 0,5 cm, lóng dài 2,8 - 3 cm. Lá hình mác, đỉnh 2 thùy tù lệch, dài 5 - 8 cm, rộng 1 - 1,5 cm. Cụm hoa bên, 1 - 3 hoa. Lá bắc hình mác, dài khoảng 0,6 cm. Hoa màu trắng sau ngả sang vàng nhạt, đường kính 3 - 3,5 cm, cuống hoa và bầu dài 3 - 3,5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh nhọn, dài 2 - 2,5 cm, rộng 0,8 - 1 cm. Cằm hình cựa dài, đỉnh tù, dài 2,5 - 3 cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh nhọn, gốc thót, dài 1,8 - 2 cm, rộng 0,8 - 1 cm. Môi hình quạt, 3 thùy, dài 2,8 - 3 cm, rộng khoảng 2,5 cm, ở giữa có 3 đường sống màu da cam, tách ra hình ngón xoè ở phần đỉnh; thùy bên hình bán nguyệt; thùy giữa có mép xẻ răng sâu không đều, dọc gân phủ lông ngắn. Cột màu trắng, cao khoảng 0,5 cm, răng cột nhọn. Nắp màu trắng, nhẵn.

Sinh học và sinh thái:

Ra hoa vào tháng 9 - 10. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng thưa, ở độ cao 1200 - 2200 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc.

Giá trị:

Cây dùng trị bệnh thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, bị hư nhiệt sau khi khỏi bệnh. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng sau ngả sang vàng nhạt, cựa dài, môi vàng có sọc và các đường sống nổi màu da cam đẹp.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán chủ yếu làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: EN B1+2e+3d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 436.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lan hoàng thảo long tu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này