KHỔ SÂM BẮC BỘ
KHỔ SÂM BẮC
BỘ
Croton tonkinensis
Gagnep, 1922
Croton kongensis Gagnep, 1922
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây nhỏ cao 1 - 1,
5m,
cành non mảnh;
lá mọc so le,
có khi tụ họp 3 - 4 lá như kiểu lá mọc
vòng, hai mặt có lông óng ánh như lá nhót,
phủ dày hơn ở mặt dưới;
phiến lá hình ngọn giáo,
dài 5 - 9 cm,
rộng 1 - 3cm,
chóp nhọn dài thành mũi nhọn,
mép nguyên,
3 gân tỏa từ góc,
cùng với hai tuyến dạng răng cưa. Hoa
nhỏ trắng mọc thành ở nách lá hoặc đầu cành,
đơn tính cùng gốc,
quả
có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng màu nâu.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong
các vườn gia đình hoặc là vườn thuốc.
Tái sinh bằng hạt và tái
sinh chồi.
Cây ưa sáng và ẩm, thường gặp trong các tán rừng thưa, ven rừng, rừng rụng lá;
trên đất đá khô cằn, ở độ cao từ 100 - 500 m.
Phân bố:
Trong nước: Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong
các vườn gia đình hoặc là vườn thuốc,
chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Nước ngoài: Trung Nam Trung Quốc, Hải Nam, Lào,
Myanmar, Thái Lan
Công dụng:
Chữa ung nhọt,
lở loét,
viêm mũi,
ỉa ra máu viêm loét dạ dày - tá tràng,
lỵ,
đau bụng tiêu hóa kém,
ngày dùng 15 - 20g lá sao vàng,
dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy thuốc sắc
đặc để rửa, chữa mũn nhọt lở ngứa.
Thường trồng bằng gieo hạt hay trồng cành bằng mùa xuân. Thu hái lá khi cây đang
có hoa,
đem phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng sao
vàng.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 622.