GẮM ĐẸP
GẮM CUỐNG DÀI
Gnetum formosum Markgr.,
1930
Gnemon leptostachya
(Blume) Kuntze, 1891
Thoa leptostachya
(Blume) Doweld, 2000
Họ: Dây gắm Gnetaceae
Bộ: Dây gắm Gnetales
Đặc điểm nhận dạng:
Dây leo khác gốc, có thân sần sùi, có đốt, màu nâu đen, dài đến 3 -
40 m. Lá dày, dai, hình trừng thuôn, dài 8 - 16 (20) cm, rộng 5 - 9 cm, gần tròn
hay gần nhọn ở gốc, có mũi ngắn ở chóp; gân bên 5 - 8 đôi; cuống dài 0,5 (-1,5)
cm. Cụm hoa đực ở nách lá hay ở thân, chia nhánh 2 - 3 lần, gồm nhiều bông hình
trụ, mang 18 - 24 vòng sít nhau, với bao chung loe ra bao lấy 10 - 30 hoa đực
xếp xắn ốc trên hai dãy và 10 - 15 hoa cái không sinh sản trên một dãy. Cụm hoa
cái phân nhánh 2 - 3 lần với vòng khá cách biệt, mỗi vòng mang 5 - 7 hoa. Quả
hình trứng thuôn, dài 2 - 2,5 cm, rộng 1 - 1,3cm, cuống rất dài từ 3 - 5 cm, tù
hay hơi tròn và có mũi cứng ở đỉnh.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc trong rừng rậm ẩm, rừng phục hồi núi cao, trên đất sét đá
tốt, ở độ cao 500 - 1.500m ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Ra hoa tháng 2 - 4, có quả
tháng 6 - 8.
Phân bố:
Trong nước: Loài này gặp từ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội,
Hà Tây.
Nước ngoài: Borneo, Lào, Thái Lan
Công dụng:
Cây có vỏ cho sợi tốt, thường dùng làm dây nỏ, làm chạc hay thừng.
Hạt ăn được. Rễ và thân dây gắm được dùng làm thuốc giảm đau, gout, chữa phong
tê thấp, sản hậu gầy mòn, giải các chất độc (độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn...)
cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Rễ gắm còn dùng chữa kinh nguyệt không
đều. Lá gắm giã đắp chữa rắn cắn. Ở
Ấn Độ, dầu hạt dùng xoa bóp trị bệnh
tê thấp; thân cây và rễ cây cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt.
Mô tả loài: Trần
Hợp, Phùng mỹ Trung - WebAdmin.