BÁNH DẦY
BÁNH DẦY
Pongamia pinnata
(L.) Pierre, 1898
Cajum pinnatum
(L.) Kuntze, 1891
Cytisus pinnatus
L., 1753
Galedupa pinnata
(L.) Taub., 1894
Millettia pinnata
(L.) Panigrahi, 1989
Họ:
Đậu Fabaceae
Bộ:
Đậu Fabales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ cao từ 10
- 15 m, đường kính 50 - 60 cm, cánh xòe rộng, vỏ thân nhẵn, màu xám xanh; lá kép
lông chim lẻ, cuống chung dài chừng 12
cm mang 5 - 9 lá nhỏ, mọc đối, hình trứng hoặc bầu dục rộng, dài 6 - 17 cm, rộng
3,5 - 10 cm, gân bên 8 đôi. Lá kèm sớm rụng. Hoa màu trắng, tím hay hồng, hợp
thành hoa chùm ở nách lá, dài 10 - 15 cm, không phân nhánh có 2 - 4 hoa (thường
2), có 2 lá bắc con ở giữa cuống hoa. Cành dài hình chuông, trên có răng không
rõ, cánh tràng màu trắng hoặc màu đỏ nhạt, móng cánh cờ hình tròn, ngoài có lông,
đường kính 10 mm, có 2 tai và gần như hình tim ở gốc cánh thìa hình thuôn,
ngoài có lông nhị 9 + 1 bao phấn hơi nhọn. Bầu có lông màu gỉ sắt, vòi ngắn; Qủa
đậu hóa gỗ hình trái soan, dài 4 - 6 cm, rõng 1,5 - 2,5 mm, 1 hạt (ít khí). Hạt
dẹt, có vỏ mềm, có những đường gân tạo thành mạng, màu đỏ sáng.
Sinh học, sinh thái:
Cây thuộc loài
cây ưa sáng, ưa ẫm, thường mọc ở ven suối hoặc những nơi ẩm ướt. Tái sinh hạt là
chủ yếu, ít thấy tái sinh chồi. Hoa tháng 6 - 7. Qủa tháng 7 - 8.
Phân bố:
Trong nước: Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang, Phú Tho, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tình và còn được trồng ở Bác
thảo Hà Nội
Thế giới:
Bangladesh, Quần đảo Bismarck, Borneo, Đảo Caroline, Trung Quốc, Fiji, Hải Nam,
Ấn Độ, Nhật Bản, Jawa, Đảo Sunda, Malaysia, Marianas, Myanmar, Nansei-shoto, New
Caledonia, Pakistan, Philippines, Queensland, Samoa, Sri Lanka, Sumatera, Đài
Loan, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ bền không bị
mối mọt, có vân đẹp, dùng đóng đồ dùng gia đình. Hạt có dầu. Lá thân làm thuốc
xát trùng. Cây thường xanh và có hoa, dáng đẹp nên được trồng ở các công viên,
đường phố, biệt thự để làm cảnh, bóng mát.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 306.