VỪNG
VỪNG
Careya sphaerica
Roxb., 1824
Careya arborea
Roxb.,1819
Careya orbiculata
Miers, 1875
Careya venenata
Oken, 1841
Cumbia coneanae
Buch.- Ham., 1827
Barringtonia arborea
(Roxb.)
F.Muell., 1866
Họ: Lộc vừng Lecythidaceae
Bộ: Lộc vừng Lecythidales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây
gỗ lớn, rụng lá vào mùa khô, cao 15 - 20 m, đường kính 40 - 50 cm. Vỏ ngoài
màu xám hay nâu xám, nứt dọc hay bong mảng dạng chữ nhật, thịt vỏ đỏ hồng, nhiều
xơ có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng. Lá đơn, mọc cách, hình trứng ngược hay hình
bầu dục, đầu tù hay có mũi nhọn ngắn, thót dần về phía cuống,
mép lá
có răng khía tai bèo, dài 10 - 30 cm, rộng 6 - 15 cm, nhẵn, gân bên 15 - 18
đôi, cuống lá dài 3 cm, khỏe, rụng để lại sẹo hình lưỡi liềm. Cụm hoa bông dài 6
- 10 cm. Cánh đài có ống hình trụ phủ lông tơ nhạt, thùy 4, ít khi 5, hình nửa
bầu dục. Cánh tràng 4 hay 5, hình trứng ngược, thót dần tới gốc. Nhị nhiều, dính
hoàn toàn thành bó. Bầu 4 ô, nhiều noãn, vòi dạng chỉ. Quả hình cầu, đường kính
4 - 6 cm, nạc cứng. Hạt không nhiều, chìm trong thịt.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc trong các
khu rừng thường xanh ở độ cao thấp từ 50 - 350m. Loài cây ưa sáng, chịu được hạn
và úng. Cây có khả năng chịu lửa rừng, sức nảy chồi khỏe, tái sinh hạt và chồi
đều tốt. Hoa nở về đêm gần sáng, vào ban ngày héo rũ, hoa tháng 3, quả tháng 5 -
6.
Phân bố:
Trong nước: Cây
mọc trong rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng thưa, các tỉnh Gia Lai,
Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh.
Nước ngoài:
Afghanistan, đảo Andaman, Assam, Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Malaya,
Myanmar, Nepal, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ dùng xây dựng,
đóng đồ dùng gia đình, tương đối khó gia công. Tỷ trọng 0,702. Vỏ có sợi làm
nguyên liệu giấy, bông nhân tạo.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 476.