NỤ
NỤ
Garcinia xanthochymus
Hook.f. ex T.Anderson, 1874
Garcinia tinctoria
(Choisy) W.Wight, 1909
Garcinia pictoria
(Roxb.) Dunn, 1915
Garcinia roxburghii
Kurz, 1875
Stalagmitis pictoria
(Roxb.) G.Don, 1831
Xanthochymus pictorius
Roxb., 1805
Ho: Bứa
Clusiaceae
Bộ: Chè
Theales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây thường xanh, cao 10 - 20 m, đường kính ngang ngực 40 -
45 cm. Cành con có cạnh, mọc đối, màu nâu, cành to mọc ngang tạo thành từng tầng
xòe rộng và hơi rủ xuống, tán hình chóp, dẹp. Vỏ màu xám. Lá đơn, mọc cách, hình
bầu dục hay hình bầu dục dài, dài 20 - 35 cm rộng 7 - 11 cm, đầu và gốc hơi nhọn
hay hình nêm rộng, hai mặt nhẵn bóng, mặt trên lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt
hơi vàng, khi khô biến thành màu nâu, mép nguyên, gân chính to, nổi lên ở mặt
dưới; gân bên 22 đôi, cong song song, hơi lồi rõ cả 2 mặt, cuống lá thô, gốc
cuống lá hơi phình lên, hơi ôm cành. Cụm hoa xim ở nách lá. Hoa lưỡng tính, mẫu
5: cánh hoa dài 1,5 - 3 cm. Cánh dài 5, cánh tràng 5. Nhị nhiều dính thành 3 - 5
bó, bầu 5 ô, vòi không có, đầu xẻ 5 thuỳ. Quả mọng, hình cầu, đường kính 4 - 6
cm, khi chín màu vàng. Hạt 2 - 5.
Sinh học, sinh thái:
Cây trung tính đến trung tính thiên về chịu bóng lúc nhỏ mọc
được dưới tán rừng có độ che khá cao, loài cây trung sinh, thiên về ưa ẩm, thích
đất màu mỡ, sâu dày, ẩm, tháo nước, đất chua nhẹ đến trung tính, địa hình bãi
bằng ven suối, chân núi dốc thoải. Cây trồng được ven ờ hồ, ao hay nơi tương đối
trũng thấp. Muà hoa tháng 2 - 4. Mùa quả chín tháng 6 - 8.
Phân bố:
Trong nước: Cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh, nhiệt
đới và trồng rải rác ở các tỉnh:Lào Cai, Vĩnh Phú, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Hà,
Thanh hóa.
Nước ngoài: Assam, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ,
Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ dùng cho xây dựng, nông cụ, đồ dùng gia đình. Quả vị chua
ăn được, hay dùng để nấu canh cá. Hạt chứa dầu, dùng thắp đèn hay dùng trong
công nghiệp nhẹ. Vỏ dùng nhuộm màu lục. Cây có thân thẳng, càng ngang, chĩa thấp,
tán hình nón hay hình trứng rất đẹp, có thể trồng làm cảnh trong các vườn hoa,
cây bóng mát ven đường.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 108.