SƯNG ĐUÔI
SƯNG ĐUÔI
Semecarpus caudatus
Pierre, 1898
Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae
Bộ:
Cam Rutales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ thường xanh, cao 15 - 17 m, đường
kính 25 - 30 cm. Cành non đường kính 0,3 - 0,5 cm, phủ lông tơ ngắn thưa, màu
nâu đỏ. Vỏ màu trắng xám, nhẵn, có vân nứt dọc. Lá đơn, mọc cách, tập trung ở
đầu cành, hình lưỡi mác dạng trứng ngược hay hình bầu dục dài, lúc khô màu nâu,
dài 18 - 50 cm, rộng 8 - 16 cm, chất da, đầu có mũi nhọn hay ngắn, gốc tròn hay
gần hình tim, mép nguyên, nhẵn, gân bên có 25 - 27 đôi, tạo với gân chính một
góc khoảng 600, gân gấp 3 hình mạng lưới, nổi rõ cả 2 mặt. Cuống lá dài 0,8cm
hay gần không cuống.
Cụm hoa đực thường ở đầu cành, dài 10 - 15
cm, mang những lông tuyến thưa, dựng đứng, màu trắng nhạt có cuống lá dài. Cánh
đài dài 0,1 cm, nhẵn, mép có tuyến. Cánh tràng hình lưỡi mác dài 0,25 cm, nhẵn.
Triền nhỏ, phủ lông rậm ở giữa. Cụm quả ngắn hơn lá, dài 18 cm, chia nhánh gần
gốc,
quả hạch khi chín màu vàng, không cuống, dạng trứng, rất lệch, dài 2
cm, rộng 1,6 cm, để quả bọc lấy 1/3 quả phía dưới, có sọc, mép lượn sóng, vỏ quả
dày, ngoài có sọc, bóng, vỏ trong mỏng. Hạt lệch.
Sinh học, sinh thái:
Cây thuộc loài cây ưa sáng chịu được hoàn
cảnh đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt 1 mùa khô kéo dài trong năm nhưng vẫn
không rụng lá. Cây mọc rải rác không thành
quần thụ, có mặt trong tổ thành cây đứng của
rừng thưa, hỗn giao. Trên (đất xám) phát dục từ Huyền vũ độ cao 900m
(so với mặt biển). Mùa hoa thàng 3 - 4. Mùa quả tháng 6 - 7.
Phân bố:
Loài đặc hữu Việt Nam, cây mọc chủ yếu ở
các tỉnh miền Nam nước ta từ Lâm Đồng, Đồng Nai đếnTây Ninh, đã đưa ra trồng làm
cảnh ở Vườn Bách thảo Hà Nội.
Công dụng:
Gỗ xấu ít được sử dụng.
Cây độc, các bộ phận của cây như vỏ, quả, lá gây
dị ứng làm sưng phồng da. Vỏ quả cho một loại nhựa màu đen nhạt có thể chế biến
thành một loại dầu sơn tốt.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 34.