NÓNG
NÓNG
Saurauia tristyla
DC., 1822
Marumia dioica Reinw. ex Miq., 1859
Saurauia camptodonta Miq., 1861
Scapha pinangiana Choisy, 1855
Cleyera pentapetala Spreng., 1825
Ternstroemia bilocularis Roxb., 1824
Họ: Dương đào Actinidiaceae
Bộ: Sổ Dilleniales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây nhỡ, cao 4 - 6m. Cành tròn, có khía rãnh
không đều, cành non có lông ráp màu đỏ. Lá mọc so le, thường tụ họp ở ngọn cành;
phiến lá hình trái xoan ngược hay hình bầu dục có chóp nhọn sắc, nhẵn, mép lá
lượn sóng, hai mặt lá đều có lông ráp. Hoa nhỏ, màu hồng nhạt, họp thành cụm hoa hình
xim hai ngả ở nách lá đã rụng; cuống hoa 1 - 4, hình sợi; lá đàI 5, xoan tù, hơi
dính ở gốc; nhị đính ở dưới gốc cánh hoa; bầu nhẵn, hình trứng, có 3 cạnh, phía
trên có một cột vòi nhuỵ mảnh do 3 - 4 vòi nhuỵ dính lại với nhau làm một ở gốc
tạo thành. Quả chín màu ngà tím, có thịt nhầy.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc hoang trong rừng, thường gặp ở ven các
suối. Ra hoa tháng 6 - 7, có quả tháng 8 - 9.
Phân bố:
Trong nước:
Ở nước ta, cây mọc ở nhiều tỉnh:
Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Tây, bắc Giang, Ninh
Bình.
Nước ngoài: Nam Trung Quốc, Ấn Độ đến
Malaysia.
Công dụng:
Quả ăn được. Dân gian dùng vỏ giữa của thân cây
thái mỏng, giã ra lấy nước uống, bã đắp chữa rắn cắn và đắp các vết sưng tấy,
sai khớp. Vân Nam (Trung Quốc) rễ, lá được sử dụng làm
thuốc. Rễ trị đau răng do phong hỏa, sởi sốt cao, viêm xương tuỷ mạn tính, mụn
nhọt sưng lở và gãy xương. Rễ dùng trị vết thương dao chém, ngoại thương và bỏng
lửa. Có nơi còn dùng vỏ cây và hạt trị viêm gan, đau răng, ho và bỏng.
Mô tả loài:
Trần Hợp - Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.