DƯỚNG
DƯỚNG
Broussonetia papyrifera
(L.) Lher. ex Vent., 1799
Morus papyrifera
L., 1753
Papyrius papyrifera
(L.) Kuntze, 1891
Papyrius polymorphus
Cav., 1802
Stenochasma ancolanum
Miq., 1851
Streblus cordatus
Lour., 1790
Trophis cordata
(Lour.) Poir., 1808
Họ:
Dâu tằm Moraceae
Bộ:
Gai Urticales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây rụng lá mùa
khô, cao 10 - 15 m. Thân tròn có nhựa. Cành non có nhiều lông mềm, màu xanh nhạt,
già màu xám, nhiều sơ. Lá đơn, mọc cách, hình trứng hoặc phân 3 - 5 thùy, đầu có
mũi nhọn, gốc tròn, gần hình tim hay hình nêm rộng, mép lá có răng cưa. Mặt trên
nhiều lông thô, mặt dưới nhiều lông mềm, có 3 - 5 đôi gân gốc và 3 đôi gân bên.
Cuống lá có lông, dài 3 - 10 cm. Lá kèm hình trứng, nhỏ, sớm rụng. Hoa đơn tíng
khác gốc. Cụm hoa đực bông đuôi sóc, dài 6 - 8 cm thõng xuống, mang nhiều hoa
dày đặc. Hoa đực cánh đài 4,4 nhị, chỉ nhị cuộn lại trong nụ, bao phấn tròn. Cụm
hoa cái hình đầu, đường kính 1,2 - 1,8 cm, bao phấn hình ống, xẻ 3 - 4 răng. Bầu
thượng hơi dẹt. Vòi ở bên, dạng sợi dài và cong. Quả hình cầu do nhiều quả nạc
hình cầu hợp thành, quả bế đường kính 3 cm, màu đỏ, rất mềm. Hạt đỏ, dẹt.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc rộng rãi
ở hầu khắp trong rừng thứ sinh. Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, có khả năng
thích ứng với mọi hoàn cảnh, ưa đất ẩm, tới xốp, đất sau nương rẫy, tái sinh hạt
rất mạnh, khả năng đâm chồi cũng tốt. Hoa tháng 5 - 7. Quả tháng 10 - 12.
Phân bố:
Trong nước: Cây
mọc từ Bắc đến Trung và được trồng nhiều ở các đường phố.
Nước ngoài: Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản...
Công dụng:
Gỗ màu trắng mềm,
dùng làm nguyên liệu giấy. Vỏ dùng làm sợi. Làm giấy. Hạt có dầu làm xà phòng,
dầu sơn.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 529.