LAN HOÀNG THẢO KIM ĐIỆP THÂN PHÌ
LAN HOÀNG THẢO KIM ĐIỆP THÂN PHÌNH
Dendrobium
chrysotoxum
Lindl. 1847.
Dendrobium chrysotoxum
var. delacourii Gagnep. 1932,
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ:
Phong lan Orchidales
Đặc điểm nhận dạng:
Lan phụ sinh. Thân dài 10 - 40 cm,
hình con suốt, dầy 2 - 3 cm, lóng dài 4 - 5 cm. Lá 4 - 5 chiếc, hình bầu dục
hoặc hình mác, đỉnh chia 2 thùy lệch, dài 7 - 19 cm, rộng 2,5 - 3 cm. Cụm hoa
bên ở sát đỉnh, chùm 9 - 14 hoa. Lá bắc hình trứng, dài khoảng 0,4 cm. Hoa màu
vàng, đường kính 3,5 - 4 cm, cuống hoa và bầu dài 2,5 - 3 cm. Lá đài hình mác
rộng, dài 1,8 - 2 cm, rộng 0,7 - 0,9 cm. Cằm dài khoảng 0,5 cm, đỉnh tù. Cánh
hoa hình trứng, mép xẻ răng nhỏ, dài 1,8 - 2 cm, rộng 1,4 - 1,5 cm. Môi hình gần
tròn, dài 2 - 2,2 cm, rộng 2 - 2,2 cm, mép uốn lượn gấp nếp nhẹ, có diềm tua
ngắn phân nhánh, bề mặt phủ lông nhú dầy. Cột cao khoảng 0,4 cm; răng cột hình
côn. Nắp hình mũ, đỉnh cụt, nhẵn.
Sinh học và sinh thái:
Ra hoa vào tháng 2 - 3. Tái sinh
bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 600 - 1200 m.
Phân bố:
Trong nước:
Nghệ An (Vinh), Kontum (Đắk Glei, Đắk Uy),
Gia Lai (Chư Pah), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột), Lâm Đồng (Đà Lạt).
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma,
Thái Lan, Lào.
Giá trị:
Dùng trị các bệnh thương tổn tân
dịch, miệng khô phiền khát. Cây dùng làm cảnh vì có hoa đẹp màu vàng, môi có bớt
màu cam ở giữa.
Tình trạng:
Loài có khu phân bố và nơi cư trú
chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán chủ yếu
làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.
Phân hạng: EN
B1+2e+3d.
Biện pháp bảo vệ:
Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân
giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của
loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 423.