New Page 1
THÍCH NĂM THÙY
Acer oliverianum Pax., 1889
Acer schneiderianum
Pax & K.Hoffm., 1922
Acer campbellii
subsp. oliverianum
(Pax) A.E.Murray, 1977
Họ: Thích Aceraceae
Bộ: Bồ hòn Sapindales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ nhỏ cao 7 - 9 m, đường kính 15 - 17 cm. Tán thưa chia
cành sớm. Vỏ cây nhẵn, màu lục nhạt hay nâu xám, thường có bột sáp. Cành non
mảnh, nhẵn hay hơi có lông mềm, ngắn. Lá đơn, mỏng,
lá mọc đối, dài 7 - 10 cm,
rộng 5 - 7 cm, đỉnh lồi, gốc gần hình tim, phiến thường xẻ dạng chân vịt 5 thùy,
thùy giữa lớn nhất, xẻ tới 1/3 hay 1/2 phiến lá, 2 thùy ngoài cùng nhỏ nhất, chỉ
xẻ tới 1/3 hay 1/4 phiến lá, mép lá có răng cưa, gân gốc 5, mỗi gân gốc có 3 - 5
đôi gân bên, nách gân có tụm lông nhỏ. Hệ gân nổi rõ cả 2 mặt, mặt trên màu lục
vàng, mặt dưới màu lục nhạt,
cuống lá dài 4 - 5 cm, dài 1mm, mềm nhẵn hay hơi có lông mềm ngắn ở đỉnh, lá
dễ rụng.
Cụm hoa ngù, hoa tạp tính. Cánh đài 5, cánh tràng 5, hình
trứng màu trắng. Nhị 8,
chỉ nhị
thành sợi. đĩa hoa hơi xẻ. Bầu có lông mềm dài, vòi không lông, đầu nhụy hơi xẻ
2, cong; quả có cánh, dài 3 - 3,5 cm, tập hợp thành cụm quả dạng ngù, rũ xuống, 2
quả xếp gần đối đỉnh, phần cánh hơi cong chếch lên, có gân.
Sinh thái:
Cây trung tính, lúc nhỏ là loài cây chịu bóng, khi trưởng
thành đòi hỏi ánh sáng đầy đủ nằm ở tầng ưu thế sinh thái, hỗi gioa với các loài
cây lá rộng thướng xanh khác. Cây ưa đất vàng, đất alit, mùm nhiều hay đen núi
đá vôi, màu mỡ thoát nước. Cây cho quả nhiều, nhưng
tái sinh kém.
Phân bố:
Trong nước: cây mọc trong
rừng lá rộng thường xanh
nhiệt đới đến á nhiệt đới từ địa hình đồi và núi thấp đến núi trung bình ở độ
cao 900 - 1.200m (so với mặt biển), thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào
Cai, Cao Bằng.
Nước ngoài: Trung Quốc,
Đài Loan, Tây Tạng
Công dụng:
Gỗ tương đối tốt, dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia
đình, làm ống sợi, thoi dệt, trụ mỏ. Hoa là nguồn mật nuôi ong. Hạt chứa dầu.
Mùa đông lá chuyển thành màu đỏ, rụng đồng loạt, khá đẹp, nên có thể trồng cây
làm cảnh ở các thị trấn, thị xã, thành phố vùng núi cao.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 17.