Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ cao 20 - 30 m, đường kính 60 - 70
cm. Vỏ màu xám đen
hay đỏ sẫm, có đường nứt ngang đều đặn. Gốc
có nhiều rễ chống hình nơm, và rễ nổi. Trên rễ có
nhiều lỗ bì. Lá đơn, mọc đối dài 6 - 16
cm, rộng 3 - 8 cm, dày, cứng hình
trái xoan hay thuôn ngọn giáo đầu có mũi nhọn. Gân giữa lớn, màu lục, gân bên
không rõ. Cuống lá thô, hơi dẹt, màu lục.
Lá kèm hình tam giác. Cụm hoa xim phân 2 - 3 nhánh, mỗi nhánh có một tổng bao và
mang 2 - 5 hoa. Hoa màu vàng nhạt, cánh đài 4, hình tam giác hơi tròn. Cánh
tràng 4, màu vàng nhạt, mép nguyên và có lông rậm, màu trắng. Mặt lưng có lông
thưa, uốn cong vào ôm lấy nhị. Nhị 8 chiếc, chỉ nhị ngắn, bao phấn 3 khía, bầu
hình nón 2 ô, mỗi ô 2 noãn, vòi chẻ đôi. Quả hình trứng phía dưới phình rộng dài 6 - 7
cm, màu lục
hoạc màu xám, có đài tồn tại rủ xuống. Trụ mầm
dài 35 - 70 cm hình trụ, phía dưới
hơi phình to, một hạt.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc trên các bãi bồi ven biển, chịu ảnh hưởng
thường xuyên của thủy triều giàu mùn hay trên các bãi đang ổn định vùng ngập mặn
ven biển. Cây tăng trưởng nhanh,
tái sinh hạt tốt. Hoa tháng 5 - 6. Quả tháng 10
- 11.
Phân bố:
Trong nước: Hầu khắp các vùng
rừng ngập mặn ven biển,
và các khu vực cửa sông.
Nước ngoài: Bangladesh, Borneo, Campuchia,
Cape, Đảo Caroline, Comoros, Djibouti, Ai Cập, Eritrea, các quốc gia vùng Vịnh,
Ấn Độ, Iran, Jawa, Kenya, KwaZulu-Natal, Đảo Sunda, Malaya, Maldives, Maluku,
Marianas, Mauritius, Mozambique, Mozambique, Myanmar, Nansei-shoto, New Guinea,
Nicobar, Pakistan, Philippines, Queensland, Rodrigues, Ả Rập Saudi, Seychelles,
Somalia, Sri Lanka, Sudan, Sulawesi, Sumatera , Đài Loan, Tanzania, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ màu đỏ vàng sẫm, nặng, rắn, dùng trong xây dựng, đóng đồ
dùng gia đình, chống lò. Vỏ giàu tanin dùng để nhuộm, thuộc da.
Cây còn được trồng thành rừng ven biển để giữ đất và chống sói mòn.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 636.