DÀ
DÀ
Ceriops tagal
(Perr.) C. B. Roxb., 1908
Rhizophora tagal
Perr., 1825
Bruguiera timoriensis
Wight & Arn., 1834
Họ: Đước Rhizophoraceae
Bộ:
Sim Myrtales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ cao 10 -
15 m, đường kính 20 cm. Vỏ thân màu xán nhạt, cành non màu xanh nhạt, có những
vệt sẹo do vòng lá kèm và vết cuống lá rụng. Rễ chống ít phát triển.
Lá đơn mọc đối, hình trái xoan hoặc trứng
ngược, đầu tròn gốc hình nêm, dài 6 - 8 cm, rộng 2,5 - 4 cm, gân bên nhiều.
Cuống lá dài 2 - 3 cm, hình 3 cạnh. Lá kèm hình bầu dục, dài 9 - 10 mm.
Cụm hoa xim ở nách lá, ít hoa. Hoa nhỏ
không cuống, lá bắc hình bầu dục, trông giống như một đài phụ. Cánh trành hình
ống, trên xẻ 4 - 5 thùy hình trứng, nhọn đầu. Cánh tràng 5 - 6 đầu lõm, có 3 - 4
râu ở đỉnh, 10 - 12 nhị,
bao phấn hình mũi tên. Bầu 3 ô, vòi ngắn.
Quả gần hình trụ, giữa thót lại, dài 1,5 - 2,5 cm, mang đài tồn tại. Trụ mầm dài
15 - 25 cm, đôi khi tới 35 cm, có gờ chạy suốt chiều dài.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc nhiều ở
rừng ngập mặn Nam bộ. thường gặp trên
đất phù sa bồi cát ngập nước thủy triều ơi
cửa sông. Cây ưa sáng, ưa đất mùn dày, chịu
mặn và thủy triều thay đổi. Tái sinh hạt và bằng chồi gốc. Hoa quanh năm.
Phân bố:
Trong nước: Cây
phấn bố hầu khắp ở rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Phần nhiều ở miền Trung cho
đến Nam bộ như Khánh Hòa Đồng Nai đến Cà Mau.
Nước ngoài:
Bangladesh, Quần đảo Bismarck, Borneo, Campuchia, Đảo Caroline, Trung Quốc,
Comoros, Djibouti, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Kenya, KwaZulu-Natal, Đảo Laccadive,
Đảo Sunda, Madagascar, Malaya, Maluku, Mozambique, Mozambique, Myanmar, New
Caledonia, New Guinea, New South Wales, Nicobar, Pakistan, Philippines,
Queensland, Seychelles, Solomon, Somalia, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera,
Tanzania, Thái Lan, Vanuatu, Miền tây nước Úc
Công dụng:
Gỗ màu đỏ, nặng,
mịn, có thể dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình, đóng tàu thuyền. Vỏ có
nhiều tanin, có thể dùng thuộc da. Cây được trồng thành rừng để chắn sóng, chống
sạt lở đê biển và bảo vệ bờ biển bị xâm thực bởi sóng biển, thủy triều.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 633.