RONG MƠ MỀM
RONG MƠ MỀM
Sargassum tenerrimum
J.
Agardh, 1848
Carpacanthus tenerrimus
(J.Agardh) G.Martens, 1868
Họ:
Rong mơ Sargassaceae
Bộ:
Rong fuca Fucales
Đặc điểm nhận
dạng:
Rong sống một năm,
mọc thành bụi lớn, màu nâu vàng hoặc nâu thẫm, cao 40 cm hoặc hơn. Bàn bám hình
đĩa tròn, hình nón; thân chính hình trụ rất ngắn. Nhánh chính hình trụ, trên đó
mọc ra nhiều nhánh bên, mọc cách nhau có xu thế ngắn dần về phía ngọn, dài 3 - 5
cm. Lá hình bầu dục, mỏng, mềm, dai, hình kim lưới hay hình dải, dài 1,8 - 4 cm,
rộng 4 - 5 mm, mép lá có răng cưa dày mịn, ổ lông rõ ràng. Gân giữa không suốt
đỉnh, đỉnh lá tù. Túi khí (phao) hình cầu đều đặn hay bầu dục tròn, đường kính 2
- 3 mm, đỉnh tù, cuống hình trụ tròn, có chiều dài bằng hay ngắn hơn túi. Thỏi
sinh sản (đế) dạng ba cạnh (tam lăng) hay dẹp, chia nhánh, có nhiều răng to và
gai, mọc thành chùm; trên thỏi sinh sản đôi khi mọc lá và túi khí. Mẫu ép khô dễ
dính trên giấy.
Sinh học, sinh
thái:
Rong mơ mềm
thường phát triển tốt vào cuối đông, mùa xuân, đầu mùa hè. Chúng bám trên đá hay
san hô chết ở những bãi đá độ dốc thấp, sóng đánh mạnh, trong các khe vũng vùng
triều hay vùng dưới triều sâu 2 - 3 m.
Phân bố:
Trong nước: Quảng
Ninh (Cẩm Phả, Cô Tô), Hải Phòng (Đồ Sơn, Cát Hải, Cát Bà), Đà Nẵng, Bình Định,
Khánh Hoà, Ninh Thuận.
Nước ngoài: Ấn Độ,
Srilanca, Trung Quốc, Malaysia, New Zeland, Australia.
Giá trị:
Làm thuốc chữa
một số bệnh như đái đường, sưng tuyết giáp trạng, vv... Làm nguyên liệu chế biến
keo alginate (có gần 1000 ứng dụng trong các ngành kinh tế quốc dân). Có thể ăn
như rau xanh.
Tình trạng:
Loài bị đe doạ
giảm bớt số lượng cá thể vì khi khai thác những loài rong khác có trữ lượng lớn
mọc cùng thì đồng thời người ta cũng thu luôn cả loài này.
Phân hạng: EN
A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"biết không chính xác" (Bậc K). Khoanh một khu vực để bảo vệ trong hệ sinh thái
tự nhiên và đưa vào trồng thử.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 553.