Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rong đông sao
Tên Latin: Hypnea cornuta
Họ: Rong đông Hypneaceae
Bộ: Rong giga Gigartinales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
   

RONG ĐÔNG SAO

Hypnea cornuta (Lamx.) J. Agardh, 1849.

Chondroclonium cornutum Kuetz.

Họ: Rong đông Hypneaceae

Bộ: Rong giga Gigartinales

Đặc điểm nhận dạng:

Rong dạng bụi, cao tới 20 cm, màu đỏ tươi hay đỏ thẫm. Thân dạng trụ tròn, phân nhánh, nhánh dạng trụ tròn, dài 4 - 8 cm, đường kính 1 mm. Trên các nhánh có các nhánh phụ hình sao 3 - 6 cánh và dạng gai cao 1 - 3 mm, rộng 300 - 500 m. Mặt cắt ngang phần lõi là tế bào hình trụ, đường kính 60 - 80 mm, bao quanh có 7 - 8 tế bào; phần biểu bì gồm tế bào nhỏ, hình thoi, cỡ 8 - 11 x 6 - 8 mm. Túi quả bào tử thường nằm trên các nhánh phụ hình sao. Túi bào tử bốn hình thành ở chỗ phình rộng của nhánh chính, chia cắt kiểu bậc thang.

Sinh học và sinh thái:

Rong bám chủ yếu trên các loại giá thể (vỏ sinh vật chết, san hô chết hay các loại vật liệu khác) vùng triều thấp và dưới triều, đôi khi sâu tới 10 - 15 m, tại các vùng cát có bùn và thường đi kèm với Caulerpa racemosa (Rong guột chùm) suốt thời gian trong năm, nhưng thường có nhiều vào mùa cuối đông và mùa xuân, phóng bào tử vào tháng 4 - 5, tàn lụi vào mùa hè.

Phân bố:

Trong nước: Nghệ An (Quỳnh Lưu, Quỳnh Long), Hà Tĩnh, Quảng Trị, Khánh Hoà (Nha Trang, quần đảo Trường Sa).

Thế giới: Các vùng biển nóng

Giá trị:

Nguyên liệu để chiết xuất carrageenan trong công nghiệp mỹ phẩm. Ngoài ra còn được sử dụng làm thực phẩm.

Tình trạng:

Phân bố rải rác, sinh khối nhỏ, số lượng cá thể trưởng thành và số tiểu quần thể đều ít, lại bị tàn phá do khai thác hải sản ven bờ và xây dựng các khu nuôi trồng hải sản làm mất vật bám.

Phân hạng: EN A1a,c,d, B1+3c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Cần khoanh vùng bảo vệ, hạn chế việc khai thác hải sản ven bờ bằng các loại dụng cụ làm ảnh hưởng hoặc mất nơi sống của loài này (lưới dã cào).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 514.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rong đông sao

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này